CCNA Lab 6.0 Cấu hình Spanning Tree Protocol

nessi

Internship/Fresher
Feb 25, 2018
68
21
8
HOCHIMINH CITY
securityzone.vn

Lab 6.0 Cấu hình Spanning Tree Protocol





Như các bạn cũng đã biết, trong việc đấu nối các Sw thành vòng sẽ gây ra các hiện tượng như Broadcast storm, Instability MAC address table, Multiple Frame copies, thì việc xuất hiện của Spanning Tree Protocol (STP) đã giải quyết được việc này. STP là một giao thức chống loop trong hệ thống chuyển mạch khi nối vòng nhiều Switch lại với nhau nhằm tăng tính dự phòng hoặc chia tải giữa các Switch,..


Bài lab này muốn nhắm đến việc hiệu chỉnh Spanning Tree sao cho phù hợp theo các yêu cầu đề ra và cả việc dự phòng trong hệ thống chuyển mạch. Bài lab cấu hình phần mềm giải lập Cisco Packet Tracer.


I. Sơ đồ và yêu cầu của bài lab


1. Sơ đồ


  • Sơ đồ của bài lab cấu hình Spanning Tree Protocol
Cau hinh spanning tree (1)


2. Yêu cầu của bài lab


  • Cấu hình cơ bản như sơ đồ, dù Multilayer Switch

  • Cấu hình PC3 ping PC2 đi theo đường PC3- > Sw3 -> Sw1 -> Sw2 -> PC2

  • PC4 ping PC1: PC4 -> Sw4 -> Sw2 -> Sw1 -> PC1

  • Khi đường Sw1 vs Sw3 đứt thì PC3 ping PC2: PC3 --> SW3 --> SW4 --> SW2 --> PC2

  • Khi đường Sw1 va Sw3 Up thì PC3 ping PC2 đi đường cũ PC3 --> Sw3 --> Sw1 --> Sw2 -> PC2

II. Triển khai bài lab cấu hình Spanning Tree Protocol


1. Cấu hình PC


  • PC1: 10.123.10.1/24

  • PC2: 10.123.10.2/24

  • PC3: 10.123.10.3/24

  • PC4: 10.123.10.4/24

2. Cấu hình Sw1

Code:
Sw1(config)#vlan 10

Sw1(config-vlan)#name VLAN10

Sw1(config-vlan)#int f0/3

Sw1(config-if)#sw access vlan 10

Sw1(config-if)#int f0/1

Sw1(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw1(config-if)#sw mode trunk

Sw1(config-if)#int f0/2

Sw1(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw1(config-if)#sw mode trunk

3. Cấu hình Sw2

Code:
Sw2(config)#vlan 10

Sw2(config-vlan)#name VLAN10

Sw2(config-vlan)#exit

Sw2(config)#int f0/3

Sw2(config-if)#sw access vlan 10

Sw2(config-if)#int f0/2

Sw2(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw2(config-if)#sw mode trunk

Sw2(config-if)#int f0/1

Sw2(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw2(config-if)#sw mode trunk


4. Cấu hình Sw3

Code:
Sw3(config)#vlan 10

Sw3(config-vlan)#name VLAN10

Sw3(config-vlan)#exit

Sw3(config)#int f0/3

Sw3(config-if)#sw access vlan 10

Sw3(config-if)#int f0/1

Sw3(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw3(config-if)#sw mode trunk

Sw3(config-if)#int f0/2

Sw3(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw3(config-if)#sw mode trunk


5. Cấu hình Sw4

Code:
Sw4(config)#vlan 10

Sw4(config-vlan)#name VLAN10

Sw4(config-vlan)#exit

Sw4(config)#int f0/3

Sw4(config-if)#sw access vlan 10

Sw4(config-if)#int f0/1

Sw4(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw4(config-if)#sw mode trunk

Sw4(config-if)#int f0/2

Sw4(config-if)#sw trunk encapsulation dot1q

Sw4(config-if)#sw mode trunk


III. Triển khai cấu hình Spanning Tree Protocol


1. Spanning Tree - default


Cau hinh spanning tree (2)


  • Ban đầu việc tính toán và chọn ra Root-Sw là một cách tự động

  • Trải qua bước chọn Root Sw → Root port → Designated port → Blocking port .

  • Bước chọn Root port trên Sw3 thấy đường đi từ Fa0/2 -> Root-Sw và từ Fa0/1 đến R-Sw có path cost bằng nhau do đó qua Tie-break thấy port Fa0/2 được nối với Sw4 có số B-ID lớn hơn port Fa0/1 nối với Sw1 có số B-Id nhỏ hơn do dó sẽ chọn Fa0/1 làm Root port cho Sw 3
Cau hinh spanning tree (3)

  • Khi phân định số B -ID thì sau khi xét Priority thì đến Mac-address

  • Tiếp tục qua bước Designated port, Xác định Designated port cho phân đoạn Sw1 -> Sw3 => Phân đoạn từ port Fa0/2 của Sw 1 đến R-Sw có path cost nhỏ hơn từ port Fa0/2 của Sw3 đến R-Sw => Chọn Fa0/2 của Sw1 làm Designated port

  • Xác định thấy port Fa0/2 của Sw3 không có tác dụng do đó sẽ Blocking port này

2. Cấu hình Spanning Tree cho bài lab

  • Để thoả mãn yêu cầu bài lab ta cần phân đoạn Sw3 – Sw4 về Root- Sw bị khoá port

  • Đầu tiên ta chọn Root-Sw là Sw2 (cấu hình marco, tạo priority = 24586)
Code:
Sw2(config)#spanning-tree vlan 10 root primary

Cau hinh spanning tree (4)

  • Giờ ta sẽ cấu hình sao cho số B -ID của Sw1 nhỏ hơn Sw4 để bầu chọn Fa0/2 làm root port cho Sw3, từ đó sẽ blocking port Fa0/1 ( hoặc B -ID Sw4 lớn hơn Sw1)
Code:
Sw1(config)#spanning-tree vlan 10 priority 28672
  • Giờ chúng ta thử lại bằng câu lệnh
Code:
Show spanning-tree vlan 10

Cau hinh spanning tree (5)

  • Cổng Fa0/1 đã chuyển trạng thái thành Blocking port

  • Trong bài lab này ta có thể cấu hình thêm câu lệnh dưới để đỡ mất thời gian khi cắm PC vào Sw, cắm vào hoạt động ngay
Code:
Sw(config-if)#spanning-tree portfast
  • Cấu hình thêm một Sw làm dự phòng khi trường hợp Root Sw Primary bị down mà không tốn thời gian bầu chọn nữa
Code:
SW4(config)#spanning-tree vlan 10 root secondary
  • Thử việc đứt đoạn Sw 1 – Sw 3
Cau hinh spanning tree (6)

  • Ping Pc3 -> Pc2
Cau hinh spanning tree (7)

Cổng Fa0/1 trước đó ở trạng thái Blocking Port thì sau khi bị đứt nó đợi sau một thời gian là 52s (30+20+2 BLK -> LSN -> LRN -> FWD + 2s gửi BPDU)

Cau hinh spanning tree (8)

  • Nối lại đoạn Sw1 – Sw3
Cau hinh spanning tree (9)


Vậy là ta đã giải quyết xong bài lab này !!!
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu