CCNA [Chap - 02] - Tìm hiểu về mô hình TCP/IP

TinhTran

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
14
2
3
20
Thành phố Hồ Chí Minh

Mục lục
I. Giới thiệu
II. Cấu trúc
III. Kết luận

Topic: Mô hình TCP/IP

I. Giới thiệu


Trong thế giới của công nghệ thông tin, việc truyền tải dữ liệu qua mạng lưới máy tính là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để đảm bảo rằng dữ liệu được truyền đi một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần có những quy tắc, hay còn gọi là giao thức, để hướng dẫn quá trình truyền tải này. Một trong những mô hình giao thức mạng phổ biến nhất hiện nay chính là mô hình TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol).

1724637848554.png

II. Cấu trúc


Bên cạnh mô hình OSI, một mô hình phân lớp khác cũng được sử dụng rất rộng rãi là mô hình TCP/IP. Khác với mô hình OSI mô hình TCP/IP tổ chức các tác vụ của việc truyền dữ liệu thành 5 lớp thay vì 7 lớp như mô hình OSI. Các lớp từ trên xuống dưới lầm lượt là: Application, Transport, Internet, Datalink, và Physical như hình bên trên:
Trong đó:
+ Lớp Application kiêm nhiệm vai trò của 3 lớp 5, 6, 7 trong mô hình OSI. Các thực thể của lớp Application cũng cung cấp giao tiếp đến người dùng cung cấp các ứng dụng cho phép người dùng trao đổi dữ liệu, ứng dụng qua mạng vì đảm nhận luôn vai trò của lớp 5 và lớp 6 trong mô hình OSI, các thực thể của lớp Application trong mô hình TCP/IP của cùng một giao thức đều thống nhất với nhau về định dạng dữ liệu cũng như cách thiết lập và quản lí các session từ đó không cần phải có các phân lớp riêng cho các tác vụ này nữa.

+ Lớp Transport đảm nhận nhiệm vụ giống như lớp Transport trong mô hình OSI. Hai giao thức nổi tiếng của tầng Transport thuộc mô hình TCP/IP là TCP và UDP

+ Lớp Internet có nhiệm vụ giống như lớp Network trong mô hình OSI. Một giao thức rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi của lớp Internet là giao thức IP.

+ Lớp Datalink và Physical quy định các giao thức, điều kiện, yêu cầu giúp dữ liệu có thể truy nhập vào các loại đường truyền vật lý khác nhau và truyền tín hiệu trên đường truyền vật lí. Hai lớp này hoạt động tương đối giống nhau, một số giao thức định nghĩa ra cách thức hoạt động bao gồm cả 2 lớp chung với nhau nên trong một số tình huống có thể xem 2 lớp này là 1 và được gọi tên là Network Access.

Như vậy, về mặt so sánh có thể nói ba lớp 5, 6, 7 của mô hình OSI đã được tích hợp thành lớp Application, lớp Network của mô hình OSI được chuyển thành lớp Internet và trong một số tình huống 2 lớp Datalink, Physical của mô hình OSI đã được tích hợp thành Network Accesscủa mô hình TCP/IP, được thể hiện ở hình bên dưới:

1724642096132.png

Bên cạnh việc đưa ra một ý kiến phân lớp mà ta gọi là mô hình tham chiếunhư đã trình bày ở trên, mỗi mô hình phân lớp còn định nghĩa ra một hệ thống các giao thức cụ thể cho từng lớp của mô hìn. Hệ thống các giao thức đi kèm này được gọi là chồng giao thức ( protocol stack).

Cả hai mô hình OSI và TCP/IP đều có chồng giao thức riêng của mình nhưng trong các mạng ngày nay gần như chỉ còn chồng giao thức TCP/IP được sử dụng. Các giao thức của chồng giao thức OSI chỉ được sử dụng rất ít ỏi trong một số trường hợp đặt thù.
Tuy nhiên, khi tham chiếu một công nghệ người ta vẫn có thói quan tham chiếu đến mô hình 7 lớp OSI.

VD: Khi nói đến các giao thức TCP/IP chúng thường được nói là giao thức lớp 4, giao thức IP lầ giao thức lớp 3, ARP là giao thức lớp 2, . . . Trong khi đó các lớp 2, 3, 4 là các khái niệm của mô hình OSI còn giao thức vừa nêu đều thuộc về chồng giao thức TCP/IP.

III. Kết luận


Mô hình TCP/IP không chỉ là nền tảng của Internet, mà còn là cơ sở cho hầu hết các mạng nội bộ (intranet) và mạng diện rộng (WAN) hiện đại. Nhờ vào sự linh hoạt và khả năng mở rộng, TCP/IP cho phép kết nối hàng triệu thiết bị trên toàn cầu, từ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh đến các thiết bị IoT (Internet of Things).



























 
Cám ơn bài viết của bạn, nhưng mà tại sao đã có mô hình OSI rồi mà còn cần dùng đến mô hình TCP/IP vậy bạn? Với lại việc áp dụng thực tiễn từ mô hình TCP/IP vào hệ thống là gì vậy bạn?
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu