VMWare [LAB 04] Create vSS, vDS

vominhat

Internship/Fresher
Mar 16, 2024
37
1
8
20
Phú Nhuận, Tp.HCM
Mục lục:
I. Giới thiệu về vSS và vDS
II. Triển khai vSS và vDS
III. Kết luận

Triển khai vSS và vDS

I. Giới thiệu về vSS và vDS
Trong hạ tầng ảo hóa VMware vSphere, quản lý mạng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu suất và an ninh. vSphere cung cấp hai loại switch chính: vSphere Standard Switch (vSS) và vSphere Distributed Switch (vDS). . Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách tạo và cấu hình vSS và vDS trong một môi trường LAB, giúp bạn hiểu rõ cách chúng hoạt động và khi nào nên sử dụng từng loại.
  • vSphere Standard Switch (vSS): Được sử dụng để cấu hình mạng riêng biệt trên mỗi ESXi Host.
  • vSphere Distributed Switch (vDS): Cung cấp khả năng quản lý mạng tập trung qua vCenter Server, cho phép cấu hình một lần và triển khai trên nhiều ESXi Host.
II. Triển khai vSS và vDS

2.1 Tạo vSS​

Đăng nhập vào ESXi host thông qua vSphere Client.

Vào mục Networking > Virtual Switches > Add Standard Switch.
1726398779234.png



Gán Network Adapter vào vSS.

1726398971594.png


Cấu hình Port Group và VLAN trong vSS
Tạo Port Group và gán VLAN ID (nếu sử dụng VLAN).


1726399119014.png



2.2 Tạo vDS

Cấu hình vSphere Distributed Switch (vDS)

Tạo vDS trong vCenter Server

Đăng nhập vào vSphere Client kết nối với vCenter.
Vào Networking
Nhấp chuột phải vào Datacenter nơi muốn tạo vDS và chọn Distributed Switch > New Distributed Switch.
1726399504026.png



Chọn phiên bản vDS
1726399535946.png



Cấu hình vDS
1726399601099.png



Cài đặt
  • Network Offloads compatibility: tính năng này cho phép chuyển một số tác vụ xử lý gói tin từ CPU sang phần cứng chuyên dụng của switch, giúp tăng hiệu suất mạng.
  • Number of uplinks xác định số lượng cổng kết nối lên của switch ảo. Các cổng này sẽ được kết nối với các switch khác hoặc các thiết bị mạng khác trong hệ thống.
  • Network I/O Control: bật hoặc tắt tính năng điều khiển luồng I/O mạng. Tính năng này giúp quản lý hiệu quả lưu lượng mạng.
  • Default port group tạo một nhóm cổng mặc định cho switch ảo. Tất cả các port mới được tạo sẽ thuộc nhóm này trừ khi bạn chỉ định nhóm khác.
  • Port group name: đặt tên cho nhóm cổng
Xác nhận cấu hình và nhấn Finish.
1726399645670.png



III. Kết luận

vSS và vDS đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kết nối mạng cho các máy ảo trong hạ tầng VMware vSphere. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của hệ thống có thể chọn cấu hình vSS cho các môi trường nhỏ hoặc thử nghiệm và vDS cho các môi trường lớn, cần quản lý mạng tập trung và tối ưu hóa hiệu suất.

Việc triển khai đúng loại switch sẽ giúp tối ưu hóa tài nguyên, đảm bảo khả năng mở rộng và bảo mật mạng trong hạ tầng ảo hóa.
 
Chỗ MTU mặc định là bao nhiêu vậy bạn. với mỗi MTU khác nhau thì có ưu nhược điểm như thế nào vậy?
MTU mặc định là 1500.

Ưu và nhược điểm với các giá trị MTU khác nhau:
- MTU lớn
Ưu điểm:
  • Giảm số lượng gói tin, tăng hiệu suất truyền dữ liệu.
  • Tiết kiệm băng thông khi xử lý phần header.
Nhược điểm:
  • Dễ bị phân mảnh nếu gặp mạng có MTU nhỏ hơn, gây tiêu tốn tài nguyên và giảm hiệu suất.
- MTU nhỏ:
Ưu điểm:
  • Tương thích với nhiều mạng, ít gặp vấn đề phân mảnh.
Nhược điểm:
  • Cần nhiều gói tin hơn, giảm hiệu suất truyền.
  • Tiêu tốn băng thông cho việc xử lý phần header nhiều hơn.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu