MỤC LỤC :
Chào mọi người ở phần LT trước mình đã nói sơ lược về cấu hình vlan rồi. Và trong bài LT này mình sẽ tìm hiểu cấu hình LACP.
1. Lợi ích:
- Tăng băng thông: Gộp nhiều đường truyền để tạo ra một liên kết với băng thông lớn hơn.
- Tính dự phòng: Nếu một đường truyền hỏng, các đường khác vẫn hoạt động, duy trì kết nối.
- Cân bằng tải: Phân phối dữ liệu đều qua các liên kết để tối ưu hóa tài nguyên mạng.
2. Hoạt động:
- LACP hoạt động bằng cách trao đổi các gói tin đặc biệt giữa các thiết bị mạng để đồng bộ và quản lý các link gộp lại.Gồm 2 mode:
3. Ưu điểm:
- Tự động hóa: LACP tự động quản lý và duy trì các liên kết.
- Khả năng tương thích: Là tiêu chuẩn mở, hỗ trợ trên nhiều thiết bị mạng khác nhau.
Mô hình Etherchannel giữa SW A và SW B
Chào mọi người ở phần LT trước mình đã nói sơ lược về cấu hình vlan rồi. Và trong bài LT này mình sẽ tìm hiểu cấu hình LACP.
I. Giới Thiệu Về LACP.
- LACP (Link Aggregation Control Protocol) là một giao thức được sử dụng để gộp nhiều đường truyền vật lý thành một đường truyền logic duy nhất, giúp tăng băng thông và cung cấp tính dự phòng (redundancy). LACP là một phần của tiêu chuẩn IEEE 802.3ad, cho phép các switch và thiết bị mạng khác tự động tạo và quản lý các nhóm đường truyền.1. Lợi ích:
- Tăng băng thông: Gộp nhiều đường truyền để tạo ra một liên kết với băng thông lớn hơn.
- Tính dự phòng: Nếu một đường truyền hỏng, các đường khác vẫn hoạt động, duy trì kết nối.
- Cân bằng tải: Phân phối dữ liệu đều qua các liên kết để tối ưu hóa tài nguyên mạng.
2. Hoạt động:
- LACP hoạt động bằng cách trao đổi các gói tin đặc biệt giữa các thiết bị mạng để đồng bộ và quản lý các link gộp lại.Gồm 2 mode:
+ Active Mode: Trong chế độ này, cổng chủ động gửi và nhận các gói LACP để tạo và duy trì nhóm liên kết.
+ Passive Mode: Trong chế độ này, cổng chỉ phản hồi các gói LACP từ thiết bị khác mà không chủ động gửi.
- Lưu ý: Phải có 1 đầu Active mới có thể hoạt động. Nếu 2 đầu đều Passive sẽ không hoạt đông.3. Ưu điểm:
- Tự động hóa: LACP tự động quản lý và duy trì các liên kết.
- Khả năng tương thích: Là tiêu chuẩn mở, hỗ trợ trên nhiều thiết bị mạng khác nhau.
Mô hình Etherchannel giữa SW A và SW B
II. Cấu hình LACP trên Switch Allied.
- Các bước cơ bản để cấu hình LACP trên Switch Allied:+ Bước 1: Đăng nhập vào switch (SSH,console).
+ Bước 2: Range vào các link muốn gộp.
awplus(config)# interface port1.0.1,port1.0.2
awplus(config-if)# channel-group 1 mode active
Làm trên cả 2 SW.
+ Bước 3: Kiểm tra các thông số
awplus#show etherchannel
III. Cấu hình LACP trên Cisco Nexus.
- Các bước cơ bản để cấu hình LACP trên Cisco Nexus:+ Bước 1: Đăng nhập vào switch (SSH,console).
+ Bước 2: Tạo Port-Channel.
switch(config)# interface port-channel 1
+ Bước 3: Thêm các cổng vật lý vào Port-Channel
switch(config)#interface ethernet 1/1switch(config-if)#channel-group 1 mode activeswitch(config)#interface ethernet 1/2switch(config-if)#channel-group 1 mode active
+ Bước 4: Kiểm tra cấu hình:
switch# show port-channel summary
IV. Kết luận.
- Cấu hình LACP trên cả Switch Allied và Cisco Nexus giúp tối ưu hóa băng thông và đảm bảo tính dự phòng cho mạng. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ trong cách triển khai, cả hai thiết bị đều hỗ trợ việc gộp nhiều cổng vật lý thành một nhóm logic, giúp tăng cường hiệu suất mạng. Việc hiểu rõ quy trình và khác biệt này là chìa khóa để triển khai thành công LACP trong môi trường mạng của bạn.Attachments
Last edited: