Uptime Kuma Triển khai công cụ Uptime Kuma

HanaLink

Junior – IT Sơ cấp
Mar 11, 2022
109
14
18
24
Ho Chi Minh City
Hiện nay có rất nhiều công cụ và ứng dụng hỗ trợ người dùng quản trị hệ thống của họ như Solarwind, Splunk... Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu về một công cụ mã nguồn mở hỗ trợ monitor hệ thống đơn giản, dễ dựng và dễ sử dụng đó là công cụ Uptime Kuma. Đây là bộ công cụ hỗ trợ người dùng các tính năng như ping tự động, SNMP các thiết bị trong hệ thống mạng của mình và hỗ trợ tích hợp đẩy log ra telegram để dễ dàng theo dõi.
1681179818814.png

I. Cách dựng Uptime Kuma bằng VMWare
Bước 1: Chuẩn bị môi trường
Ở đây mình sẽ dựng VM trên VMWare để cài đặt và triển khai công cụ Uptime Kuma này, các bạn thông tin thông tin của VM được tạo như sau:
  • CPU: 4
  • Memory: 4Gb
  • Hard Disk: 80Gb
  • Guest OS: Ubuntu Linux (64-bit)
  • Compatibility: ESXi 7.0 U2 and later (VM version 19)
  • VMware Tools: Running, version:12320 (Guest Managed)
Bước 2: Tải source bộ công cụ
Hãy đảm bảo VM của các bạn có thể đi Internet, sau đó các bạn tạo 1 thư mục app/uptime-kuma và dán đường link sau để tải bộ cài đặt và triển khai công cụ:
Code:
docker run -d --restart=always -p 3001:3001 -v /app/uptime-kuma:/app/data --name uptime-kuma louislam/uptime-kuma:1
1681143345612.png

Bạn chờ quá trình cài đặt thành công, ở câu lệnh trên thì bạn có thể thấy 1 số thông tin sau và tùy chỉnh theo ý thích:
  • "3001:3001":đây là thông tin port bạn mở trên VM sẽ sử dụng để truy cập công cụ Uptime Kuma
  • "/app/uptime-kuma": đây là đường dẫn lưu trữ dữ liệu công cụ bạn muốn
Bước 3: Truy cập công cụ
Bạn mở trình duyệt và truy cập công cụ thông qua URL: http://<ip-vm>:3001/
Ở lần đầu đăng nhập, công cụ sẽ hỗ trợ bạn tạo tài khoản đăng nhập sau đó thì bạn đăng nhập với tài khoản bạn đã tạo:
1681179698635.png


II. Cách sử dụng Uptime Kuma để monitor hệ thống
Tại Dashboard của công cụ, bạn chọn Add New Monitor:
1681179870871.png

Tại phần Monitor Type bạn có thể lựa chọn phương thức monitor, ở đây mình đang muốn monitor trạng thái up/down của Switch nên mình sẽ chọn Ping:
1681179958016.png

Sau đó bạn điền thông tin Name của thiết bị (bạn điền tùy thích), Hostname bạn điền thông tin IP của thiết bị, ngoài ra bạn có thể tùy chỉnh thông tin Heartbeat Interval (tối đa bạn có thể giảm xuống 20s), Retries, Retry Interval cũng tương tự, Packet Size... và chọn Save để lưu lại:
1681180034537.png

Hãy lưu ý, công cụ được tạo trên VM nên hãy đảm bảo VM của bạn có thể thấy được các thiết bị được quản trị nhé.

III. Tích hợp Uptime Kuma với Telegram
Tại trang Dashboard, bạn sổ chọn mục Settings như hình:
1681180327284.png

Tại Setting bạn chọn Notifications > Setup Notification:
1681180425617.png

Tại đây bạn sẽ điền các thông tin cần thiết để gửi Log công cụ đến BOT của Telegram bạn đã tạo trước đó:
1681180522311.png

Khi điền xong bạn chọn Test, BOT sẽ gửi 1 đoạn mess để đảm bảo bạn đã điền đúng thông tin và bạn chọn Save để hoàn tất quá trình tích hợp:
1681180663586.png

1681180643703.png



Chúc các bạn thành công :">
 

Attachments

  • 1681178684321.png
    1681178684321.png
    155.5 KB · Views: 0
  • 1681180279416.png
    1681180279416.png
    160.3 KB · Views: 0
Last edited:
  • Like
Reactions: cuonglv and gani
Có hướng dẫn tạo BOT trên Telegrams luôn không bạn ơi?
 
Chủ thớt chia sẻ thêm tips về việc demo giám sát Microsoft SQL Database/PostgreSQL/MySQL với
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu