root

Leader IT/Architect
Dec 31, 2012
1,161
76
48

Tìm hiểu mô hình OSI


Mô hình OSI
(Open system interconnection – Mô hình kết nối các hệ thống mở) là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch OSI (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của mô hình OSI.

- Tham khảo các bài viết liên quan
  1. [Bài 1] Tìm hiểu mô hình OSI
  2. [Bài 2] Tìm hiểu mô hình TCP/IP
  3. [Bài 3] Tìm hiểu hệ thống mạng LAN
Xem thêm phần tổng hợp các bài viết lý thuyết CCNA và tổng hợp LAB CCNA

I. Overview mô hình OSI


1. Có 2 loại mô hình
- Older model:

  • Độc quyền
  • Các ứng dụng, các phần chỉ được cung cấp bởi 1 nhà cung cấp
Standards-base model
  • multivendor software
  • layer approach( mô hình phân lớp)

2. Tại sao phải sử dụng mô hình phân lớp


- Giảm phức tạp -> cty nào mạnh ở lớp nào thì làm ở lớp đó
- Mỗi lớp có mỗi tính năng, chuẩn mà các cty sản xuất phải tuân theo -> chuẩn hóa giao diện của các dòng sản phẩm.
- Thúc đẩy kỹ thuật Module hóa -> cty nào mạnh ở lĩnh vực nào thì làm ở chuyên môn đó.
- Việc chuẩn hóa -> tính tương thích về mặt công nghệ.
- Dễ dàng trong việc học và dạy

II. Tổng quan các Layer trong mô hình OSI



1599886564408.png

1. Physical layer trên mô hình OSI


- Xây dựng 1 đường truyền vật lý.
- Quy định các đặc điểm đường truyền vật lý về cơ, điện, quang, các thủ tục chức năng … để làm sao có thể truyền 1 dòng bits nhị phần trên 1 đường truyền vật lý
Làm các nào để dữ liệu từ các lớp bên trên có thể truy nhập vào đường truyền vật lý, chia sẻ đường truyền vật lý này…?
=> người ta dùng lớp datalink để giải quyết vấn đề này.

2. Datalink layer trên mô hình OSI


-
Điều khiển việc truy nhập vào đường truyền vật lý, giao tiếp với lớp bên trên.
- Định dạng dữ liệu làm thế nào để dữ liệu được quyền truy nhập và truyền trên đường truyền vật lý.
- Nó thực hiện đóng khung dữ liệu, cấu trúc hóa dữ liệu, điều tiết dữ liệu… làm sao để các lớp trên có thể join vào đường truyền vật lý
- Cung cấp cơ chế dò lỗi chính là trường kiểm tra lỗi FCS
Khi có nhiều đường đi từ điểm này đến điểm kia vậy làm cách nào để chọn đường đi tối ưu ..? lớp network giải quyết vấn đề này

3. Network Layer trên mô hình OSI


-
Chịu trách nhiệm phân bố dữ liệu từ điểm này đến điểm kia 1 cách tối ưu nhất bằng cách định tuyến dữ liệu để chọn ra 1 đường đi tối ưu nhất.
- Muốn tìm đường đi thì phải biết địa chỉ đi từ đâu đến đâu ?
Ex : bạn muốn tìm đường đi trên bản đồ bạn phải biết địa chỉ mà bạn xuất phát và địa chỉ mà bạn cần đến.
- Network Layer định nghĩa ra địa chỉ logic dùng cho công việc định tuyến. Loại địa chỉ logic address hay dùng là IP

4. Transport Layer trên mô hình OSI


-
Quản lý các kết nối đầu cuối đến đầu cuối.
- xử lý truyền tải giữa các host
  • Đảm bảo dữ liệu truyền đang tin cậy từ điểm này đến điểm kia trong mạng.
  • Đảm bảo, duy trì, kết thúc các đường mạch ảo( virtual circuits) lớp transport coi như kết nối điểm điểm là trực tiếp trong khi thực tế nó đi qua rất nhiều điểm mà các lớp dưới đã lo cho nên được gọi là virtual circuits
  • Cung cấp cơ chế sửa lỗi tin cậy, dò lỗi tin cậy, phục hồi thông tin bằng cơ chế điều khiển luồng

5. Session Layer trên mô hình OSI


- Chức năng đóng mở port.
- Thiết lập quản lý giải phóng các session cho ứng dụng
- Sau 5 lớp trên thì dữ liệu từ host này đến host kia có thể truyền đi được.
Nhưng chưa chắc dữ liệu của ứng dụng này truyền đi mà ứng dụng đầu kia hiểu được ? lớp Presentation

6. Presentation Layer trên mô hình OSI


Để đảm bảo dữ liệu truyền từ ứng dụng đến ứng dụng khác có thể hiểu được. Nó thực hiện.
  • định dạng lại dữ liệu, cấu trúc hóa.
  • thương lượng cú pháp truyền cho tầng ứng đụng
  • cung cấp cơ chế mã hóa.
    Ex: định dạng file hình : mpeg, jpg... hay mã hóa văn bản...

7. Application Layer trên mô hình OSI


- Giao tiếp trực tiếp với người dùng.
- Cung cấp các ứng dụng mạng, các dịch vụ mạng cho tầng ứng dụng ( email, file transfer..).
- Cung cấp cơ chế xác thưc người dùng

III. Tiến trình đóng gói dữ liệu trên OSI


1. Data encapsulation


Đóng gói dữ liệu trước khi truyền gói tin đến địa chỉ đích.

tim hieu mo hinh OSI(2)

2. Data de-encapsulation



tim hieu mo hinh OSI(3)

3.Truyền thông ngang hàng trong mô hình OSI


-
Đơn vị của gói tin trên các tầng dữ liệu
tim hieu mo hinh OSI(4)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: natai and duyloto

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu