Ask question

Ask Questions and Get Answers from Our Community

Answer

Answer Questions and Become an Expert on Your Topic

Contact Staff

Our Experts are Ready to Answer your Questions

root

Well-Known Member
Joined
Dec 31, 2012
Messages
1,153
Reaction score
71
Points
48

Tìm hiểu về địa chỉ IPV4


Bài lý thuyết phần này gồm có:
  • Tìm Hiểu về Địa Chỉ IPv4 (Internet Protocol version 4)
  • Cấu trúc địa chỉ IPv4
  • Tìm hiểu NAT & PAT.
Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) là chuỗi số có chiều dài 32 bit (IPv4) hoặc 128 bit (IPv6) dùng để định danh một thiết bị mạng trên hệ thống mạng giúp chúng nhận diện và liên lạc với nhau.

- Tham khảo các bài lý thuyết CCNA liên quan
  1. [Bài 5] Tìm hiểu địa chỉ IPv4
  2. [Bài 5.1] VLSM là gì, cách chia IP và subnet
  3. [Bài 24] Tìm hiểu về IPv6
Xem thêm phần tổng hợp các bài viết lý thuyết CCNA và tổng hợp LAB CCNA

I. Cấu trúc địa chỉ IPv4


- Địa chỉ IPv4 có 32 bit gồm 16 bit Network và 16 bit Host.
- Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp A, B, C, D và E => có 2^32 khoảng 4,3 tỷ IP trong đó chỉ sử dụng 3 lớp A, B, C.
- Nên còn lại 3,8 tỷ địa chỉ IP.
- Trong phần Network:
  • Các bit phần Network không được đồng thời = 0
  • Trong phần host nếu
    • các bit host = 0 : đây là địa chỉ mạng
    • các bit host = 1 : đây là địa chỉ broadcast
Tim hieu dia chi IPV4(1)

I. Các lớp địa chỉ IPV4

1. Địa chỉ Lớp A trong IPV4


- Địa chỉ mạng : 1.0.0.0 và 127.0.0.0
  • 127.0.0.0 là địa chỉ Lookback. Dùng để kiểm tra chồng giao thức TCP/IP trên pc có được cài đặt không. Bằng cách ping 127.0.0.1
  • => Địa chỉ sử dụng được : 1.0.0.0 à 126.0.0.0( có 126 mạng)
- Phần Host : 24 bit : 2^24 – 2 host

Tim hieu dia chi IPV4(2)

2. Địa chỉ mạng Lớp B


- Địa chỉ mạng : 128.0.0.0 à 191.255.0.0
  • Có tất cả 2^16 mạng trong lớp A
- Phần Host 16 bit : 2^16 – 2 host

Tim hieu dia chi IPV4(3)

3. Địa chỉ mạng lớp C


- Địa chỉ mạng : 192.0.0.0 à 223.255.255.0
  • Có 2^21 mạng trong lớp C
- Phần Host 8 bit : 2^8 – 2 =254 host

Tim hieu dia chi IPV4(4)

4. Địa chỉ mạng lớp D


- Địa chỉ mạng : 224.0.0.0 và 239.255.255.0
  • Được dùng làm địa chỉ multicast
- Ví dụ :
  • 224.0.0.5 dùng trong OSPF
  • 224.0.0.9 dùng trong RIPv2

5. Địa chỉ mạng lớp E


- Từ 240.0.0.0 trở đi được dùng làm dự phòng
- Địa chủ quảng bá : Broadcast
  • Direct : 192.168.20.255
Tim hieu dia chi IPV4(5)
  • Local(flooded broadcast) : 255.255.255.255. Địa chỉ local broad cast thì bị router chặn lại
Tim hieu dia chi IPV4(6)

III. Nat và PAT


1. NAT là gì


-
Trong mạng LAN sử dụng địa chỉ Private.
- Internet sử dụng địa chỉ Public.
- Dải địa chỉ Private.
  • Lớp A : 10.0.0.0/24
  • Lớp B : 172.16.x.x 172.31.x.x
  • Lớp C: 192.168.x.x
- Nat dùng để chuyển đổi IP private <--> IP public.
  • NAT sẽ xử lý các gói tin đi từ vùng IP Private đi ra internet (IP Public) bằng cách chuyển đổi source IP address của gói tin của PC trong mạng LAN thành source IP public trên Router (router kết nối PC ra internet).
  • Tương tự với chiều từ internet vào trong mạng LAN: Router sẽ tiến hành NAT destination IP address của gói tin từ bên ngoài internet. Từ des IP là IP public thành IP private nằm trong mạng LAN (IP của PC trong mạng LAN)
- Ý nghĩa nat dùng để bảo tồn địa chỉ IP và NAT giúp che giấu IP trong mạng LAN khỏi các tấn công từ bên ngoài.

2. PAT là gì


- PAT - Port address translation: Tương tự như NAT(network address translation) nhưng thay vì chuyển đổi địa chỉ IP thì cả cổng(port) dịch vụ cũng bị thay đổi theo( do Router NAT quyết định)
- PAT chính là hình thức NAT overload mà chúng ta hay cấu hình trên Router để các PC trong mạng LAN có thể đi ra ngoài internet thông qua IP public trên Router. Thường sử dụng trên các modem ASDS ở nhà chúng ta.

3. NAT table


- Đây là ví dụ một bảng NAT trên Router thực hiện NAT gói tin từ PC 10.0.12.1 đi đến server ngoài internet có IP public 100.1.2.3

NAT Table
 
Last edited:
Top