CheckPoint [CHAP 01] Tìm hiểu về Checkpoint Firewall Architecture & Components

vominhat

Internship/Fresher
Mar 16, 2024
32
1
8
20
Phú Nhuận, Tp.HCM
Mục lục​
I. Giới thiệu về Checkpoint Firewall
II. Kiến trúc hệ thống
III. Các thành phần chính của Checkpoint Firewall
IV. Chức năng và công cụ bảo mật
V. Kết luận


Kiến Trúc Check Point Firewall: Các Thành Phần Chính và Chức Năng

I. Giới thiệu về Checkpoint Firewall



Checkpoint Firewall là một giải pháp hàng đầu trong an ninh mạng. Giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng thông qua các phần mềm độc hại, ransomware hoặc các loại tấn công khác.
Checkpoint Friewall cung cấp giải pháp tiên tiến giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu trước những mối đe dọa tấn công, hệ thống bảo mật nhiều lớp: Firewall, VPN, IPS, Anti-Bot, Anti-Virus, Threat Emulation, các cổng bảo mật hiệu quả với hiệu suất cao cho mọi tổ chức, vòng ngoài và trung tâm dữ liệu, khả năng quản lý tự động hóa cấu hình điện toán đám mây trên quy mô lớn, nâng cao khả năng hiển thị và kiểm soát mọi khối lượng công việc quan trọng trên điện toán đám mây kể cả công khai hay riêng tư, bảo vệ thiết bị và kết nội mạng và quyền truy cập của nhân viên từ xa, ngăn chặn hầu hết các cuộc tấn công nhờ khả năng SOC và XDR​

II. Kiến trúc hệ thống Checkpoint Firewall



Tổng quan kiến trúc: các thành phần Users và Gateways trong hệ thống riêng biệt được quản lý, theo dõi, cấu hình bởi giao diện console
Các thành phần chính: SmartConsole, Security Management Server và Security Gateway​
1724095469504.png


SmartConsole
Để quản lý các đối tượng đại diện cho thuộc tính mạng Admin cần GUI để truy cập vào ứng dụng hoặc các tính năng. SmartConsole là nền tảng được sử dụng để truy cập các tính năng của Firewall, theo dõi các luồng dữ liệu thông qua Logs và quản lý các Software Blades, Licenses, Updates. SmartConsole chỉ có thể truy cập được từ Windows, nó không hỗ trợ Gaia OS.

Security Management Server
Công việc của nó là lưu trữ các chính sách Firewall, kho lưu trữ các chính sách, quy tắc, chính sách NAT, cấu hình VPN, cơ sở dữ liệu người dùng, nhóm người dùng, quyền người dùng, xác thực, lưu trữ chứng chỉ. Sau đó Security Management Server sẽ phân tán những chính sách này đến những Security Gateways. Ngoài ra nó còn được dùng để duy trì và lưu trữ cơ sở dữ liệu (bao gồm những file Log trên tất cả các Gateway.

Security Gateway
Security Gateway còn được gọi là Enforcement Module. Công việc chính là nhận và thực thi sách từ Security Management Server để bảo vệ hệ thống mạng. Security Gateway được triển khai tại những điểm truy cập (Access point), hoặc những điểm kết nối ra mạng ngoài.​

III. Các thành phần chính của Checkpoint Firewall



SmartConsole
giao diện quản lý chính của Check Point, cung cấp một nền tảng tập trung để cấu hình, quản lý và giám sát các thiết bị bảo mật và chính sách. Các tính năng chính của SmartConsole:​
  • Cung cấp giao diện đồ họa quản lý tạo chỉnh sửa chính sách cho firewall, IPS, VPN,…​
  • Giám sát, phân tích hoạt động, trạng thái của hệ thống, các sự kiện quan trọng các thông tin cảnh báo​
  • Quản lý người dùng và quyền truy cập của từng người thông qua việc cấu hình​
  • Cập nhật phần mềm và các tính năng mới cho checkpoint​
  • Sao lưu và khôi phục khi cần thiết​

Security Gateway

  • Security Gateway thực hiện việc kiểm soát và quản lý tất cả lưu lượng mạng vào và ra của các tường lửa lưu lượng dựa trên các quy tắc và chính sách bảo mật.​
  • Gateway xác minh các gói dữ liệu để đảm bảo chúng tuân thủ các chính sách bảo mật đã được cấu hình. Nó so sánh các gói dữ liệu với chính sách bảo mật và áp dụng các quy tắc bảo mật phù hợp.​
  • Security Gateway bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công bằng cách phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa thông qua hệ thống phòng chống xâm nhập.​
  • Bảo vệ lưu lượng bằng cách áp dụng quy trình bước tay 3 bước hoặc kiểm tra trạng thái.​

Management Server

  • Lưu trữ tất cả các chính sách bảo mật (firewall rules, VPN settings, IPS policies,..) được cấu hình cho các Security Gateway. Những chính sách này quyết định cách thức các lưu lượng mạng được xử lý và bảo vệ. Nó hoạt động như một cơ sở dữ liệu tập trung, lưu giữ và quản lý các thông tin cấu hình và chính sách bảo mật. Điều này giúp người quản trị dễ dàng truy cập, cập nhật và triển khai các chính sách bảo mật đến các Security Gateway.​
  • Lưu trữ các bản ghi sự kiện từ các Security Gateway, bao gồm các thông tin về hoạt động mạng, cảnh báo bảo mật, và các sự kiện hệ thống giúp dễ dàng theo dõi, phân tích và tạo báo cáo về hoạt động và tình trạng bảo mật của hệ thống.​
  • Duy trì cơ sở dữ liệu của Firewall bao gồm Firewall rules và các cấu hình khác. Đảm bảo cơ sở dữ liệu Firewall luôn được cập nhật và đồng bộ các thay đổi trong chính sách bảo mật.​

Log Server

  • Log Server giúp lưu trữ log, giúp theo dõi và phân tích hoạt động của hệ thống​
  • Cách lưu trữ nhận log từ các Security Gateway qua giao thức mạng gồm các thông tin kết nối, thành phần người dùng các cái sự kiện bảo mật, được quản lý sắp xếp theo thời gian để dễ dàng phân tích​
  • Các công cụ phân tích như SmartLog và SmartEvent cung cấp khả năng phân tích dữ liệu từ các bản ghi. Chúng cho phép người dùng tìm kiếm, lọc và phân tích các bản ghi để phát hiện các mối đe dọa và sự cố.​
  • Dựa trên phân tích log server tạo ra các cảnh báo về hoạt động đáng ngờ​

Threat Prevention
  • Một tập hợp các công nghệ và tính năng bảo mật nhằm phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa mạng, bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công và phần mềm độc hại.
  • IPS phát hiện và ngăn chặn tấn công bằng theo dõi lưu lượng mạng để bảo vệ hệ thống, ứng dụng
  • Antivirus phát hiện các phần mềm độc hại, nó quét các tệp và lưu lượng mạng để loại bỏ virus, trojans, ramsomeware và các phần mềm độc hại
  • Anti-Bot phát hiện và ngăn chặn các botnet – các mạng máy tính bị xâm nhập và điều khiển từ xa bởi các hacker để thực hiện các cuộc tấn công, phát tán spam, hoặc thu thập dữ liệu từ hệ thống
  • Application Control: quản lývà giám sát các ứng dụng đang hoạt trên mạng để ngăn chặn các ứng dụng không được phép hoặc ứng dụng nghi ngờ là phần mềm độc hại
  • URL Filtering: Kiểm soát và lọc các trang web mà người dùng có thể truy cập, chặn các trang web độc hại hoặc không không được phép
  • Email Security: Bảo vệ email khỏi các mối đe dọa như spam, phishing, và phần mềm độc hại thông qua các công cụ quét và lọc tích hợp.
    1724099317015.png

IV. Chức năng và công cụ bảo mật


Stateful Inspection (kiểm tra trạng thái)
là kỹ thuật bảo mật mạng mà các firewall sử dụng để theo dõi trạng thái của kết nối mạng. Kiểm tra từng gói dữ liệu riêng lẻ, theo dõi trạng thái của các kết nối mạng nhằm đảm bảo rằng các gói dữ liệu phù hợp với trạng thái của kết nối giúp tăng khả năng bảo mật cho hệ thống. Có khả năng nhận diện và chặn các cuộc tấn công mạng phức tạp hơn bằng cách theo dõi trạng thái của các kết nối.

Application Control
quá trình quản lý và kiểm soát các ứng dụng được phép hoạt động trên mạng hoặc trên thiết bị. Nó giúp đảm bảo rằng chỉ các ứng dụng hợp lệ và được phê duyệt mới có thể đi qua.

VPN
tạo ra một kết nối bảo mật giữa người dùng và mạng thông qua Internet, bảo vệ dữ liệu khỏi bị nghe lén và tấn công. VPN sử dụng các giao thức mã hóa để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền tải.
Các loại VPN:​
  • Remote Access VPN: Cung cấp kết nối bảo mật từ xa cho người dùng khi kết nối đến mạng công ty.​
  • Site-to-Site VPN: Kết nối các mạng nội bộ ở các địa điểm khác nhau, thường được sử dụng để liên kết các văn phòng của công ty.​
  • Client-to-Site VPN: Kết nối giữa một thiết bị cá nhân và mạng công ty, thường được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khi kết nối từ xa.​
Cách quản lý và thiết lập:​
  • Cấu hình VPN Server: Cài đặt và cấu hình server VPN để chấp nhận các kết nối từ người dùng hoặc các mạng từ xa.​
  • Cài đặt VPN Client: Cài đặt và cấu hình phần mềm VPN trên thiết bị của người dùng để thiết lập kết nối bảo mật.​
  • Quản lý truy cập: Theo dõi và kiểm soát quyền truy cập của người dùng vào mạng thông qua VPN.​
Identity Awareness
là quá trình xác định và quản lý người dùng trên mạng, nhằm kiểm soát quyền truy cập và các chính sách bảo mật dựa trên danh tính của người dùng. Sử dụng các phương pháp như tên đăng nhập/mật khẩu, xác thực đa yếu tố (MFA) để xác minh danh tính. Tích hợp với các hệ thống quản lý danh tính để đồng bộ hóa thông tin người dùng và quản lý quyền truy cập.

V. Kết luận


Check Point Firewall là một giải pháp toàn diện và tiên tiến trong việc bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa mạng và tấn công. Với kiến trúc bao gồm các thành phần chính như SmartConsole, Security Management Server, Security Gateway, và Log Server, Check Point Firewall cung cấp khả năng quản lý và bảo vệ mạnh mẽ cho các tổ chức. Check Point Firewall không ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng các thách thức bảo mật ngày càng tăng trong môi trường mạng hiện đại. Việc theo dõi và áp dụng các xu hướng phát triển này sẽ giúp tổ chức duy trì một hệ thống bảo mật hiệu quả và đáng tin cậy.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu