CCNA [CHAP 02] Tìm hiểu về mô hình TCP/IP

ducminh

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
27
2
3
19
Ho Chi Minh City
MỤC LỤC
I. Tổng quan về TCP/IP
1. Khái niệm
2. Nguyên lý hoạt động
II. Cấu trúc của TCP/IP
1. Tầng Vật Lý (Physical)
2. Tầng mạng (Internet)
3. Tầng Giao vận (Transport)
4. Tầng ứng dụng (Application)
5. Sự khác nhau giữa mô hình TCP/IP và mô hình OSI
III. Các giao thức TCP/IP phổ biến
1. HTTP
2. HTTPS
3. FTP
IV. Ưu, nhược điểm của TCP/IP
V. Kết Luận



MÔ HÌNH TCP/IP

I. Tổng quan về TCP/IP

1. Khái Niệm
TCP/IP là cụm từ viết tắt của Transmission Control Protocol/Internet Protocol. Đây là một bộ các giao thức truyền thông được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng với nhau trên internet. TCP/IP cũng có thể được sử dụng như một giao thức truyền thông trong mạng máy tính riêng (mạng nội bộ). Bộ giao thức TCP/IP hoạt động như một lớp trừu tượng giữa các ứng dụng internet và hạ tầng router/switch. TCP/IP chỉ định cách dữ liệu được trao đổi qua internet., nó thực hiện bằng cách cung cấp thông tin liên lạc đầu cuối. Từ đó xác định cách nó được chia thành các packet, xác định địa chỉ, truyền dẫn, định tuyến và nhận dữ liệu. TCP/IP được thiết kế để đảm bảo độ tin cậy, nó có khả năng khôi phục tự động khi gặp sự cố trong quá trình truyền dữ liệu.

2. Nguyên lý hoạt động
Vậy nguyên lý hoạt động của TCP/IP là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong quá trình truy cập Internet của thiết bị?
- Thực tế trong giao thức TCP/IP, IP đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng. Như tên gọi đã nói lên tất cả, TCP/TP là sự kết hợp giữa 2 giao thức. IP cho phép máy tính chuyển tiếp gói tin tới một máy tính khác. Thông qua một hoặc nhiều khoảng (chuyển tiếp) gần với người nhận gói tin. Còn TCP sẽ giúp kiểm tra các gói dữ liệu xem có lỗi không sau đó gửi yêu cầu truyền lại nếu có lỗi được tìm thấy
- Như vậy, để trả lời cho câu hỏi về quy cách hoạt động của TCP/IP là gì thật ra rất đơn giản. Bạn có thể hình dung việc truyền tin trên Internet tựa như một dây chuyền sản xuất. Các công nhân sẽ lần lượt chuyền các bán thành phẩm qua những giai đoạn khác nhau để bổ sung hoàn thiện sản phẩm. Khi đó, IP giống như là quy cách hoạt động của nhà máy, còn TCP lại đóng vai trò là một người giám sát dây chuyền, đảm bảo cho dây chuyền liên tục nếu có lỗi xảy ra.


1724667395690.png


II. Cấu trúc của TCP/IP
Mô hình TCP/IP gồm 4 lớp chính, mỗi lớp thực hiện một chức năng riêng biệt trong quá trình truyền dữ liệu:

1724667447740.png



1. Tầng Vật Lý (Physical)
- Tầng vật lý là tầng thứ nhất của mô hình TCP/IP, đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng. Nó là sự kết hợp khéo léo giữa tầng Vật lý và tầng Liên kết dữ liệu của mô hình OSI, tạo nên cơ sở hạ tầng vật lý cho hệ thống mạng hiện đại.
- Tại đây, dữ liệu được truyền dưới dạng khung, hay Frame, từ một thiết bị tới thiết bị khác trong mạng. Quá trình này bắt đầu khi gói dữ liệu được đóng gói vào trong khung, chứa các thông tin quan trọng như địa chỉ và kiểm tra lỗi. Khung được truyền qua các thiết bị và đường truyền vật lý đến điểm đích, được định tuyến đến đúng đích đã được chỉ định ban đầu.Tầng này chịu trách nhiệm về việc định nghĩa các đặc tính vật lý của kết nối, bao gồm loại cáp, cách truyền dẫn, và các thông số kỹ thuật khác. Nó đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển đúng cách và ổn định qua môi trường truyền.

1724667859139.png


2. Tầng Mạng (Internet)
- Tầng mạng là tầng thứ hai của mô hình TCP/IP. Giống như tầng mạng của mô hình OSI, tầng này được định nghĩa như một giao thức đảm nhận trách nhiệm truyền tải dữ liệu một cách logic trong mạng. Tại đây, dữ liệu được chia thành các đoạn nhỏ, hay còn gọi là gói tin (Packets), với kích thước mỗi gói phù hợp với loại mạng chuyển mạch mà nó sử dụng để truyền dữ liệu. Các gói tin được đóng gói với một phần Header chứa thông tin liên quan đến tầng mạng, như địa chỉ IP và các thông tin định tuyến.
- Tầng mạng chủ yếu sử dụng các giao thức như IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), và ARP (Address Resolution Protocol). IP là trụ cột của tầng này, định rõ cách dữ liệu được chuyển từ một điểm đến một điểm khác trên Internet. ICMP giúp quản lý thông báo lỗi và trạng thái mạng, trong khi ARP được sử dụng để ánh xạ địa chỉ IP thành địa chỉ MAC trên mạng.
- Tầng mạng chính là nơi quyết định đường đi của dữ liệu trong mạng, từ điểm xuất phát đến điểm đích. Khả năng hoạt động chính xác và hiệu quả tại tầng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dữ liệu được truyền tải một cách đáng tin cậy trên Internet rộng lớn ngày nay.


1724667882330.png


3. Tầng Giao Vận (Transport)
- Tầng Giao vận là tầng thứ ba của mô hình TCP/IP, nơi mà nền tảng giao tiếp giữa các máy chủ trong cùng một mạng hoặc giữa các mạng kết nối với nhau qua bộ định tuyến. Chức năng cơ bản của tầng này là xử lý vấn đề truyền tải dữ liệu một cách hiệu quả và đáng tin cậy.Ở đây, dữ liệu sẽ được chia nhỏ thành các đoạn với kích thước không đều, nhưng mỗi đoạn phải nhỏ hơn 64KB. Mỗi đoạn này có cấu trúc đầy đủ với một Header chứa thông tin điều khiển, theo sau là dữ liệu cần truyền.
- Đặc biệt, tầng Giao vận bao gồm hai giao thức chủ chốt là TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). TCP được biết đến với khả năng đảm bảo chất lượng gói tin, đồng thời kiểm soát thời gian để kiểm tra thông tin từ thứ tự dữ liệu đến vấn đề tắc nghẽn lưu lượng dữ liệu. Còn UDP giúp tốc độ truyền tải nhanh hơn, nhưng không đảm bảo chất lượng dữ liệu được gửi đi. Sự lựa chọn giữa TCP và UDP thường phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng hay dịch vụ đang sử dụng.


1724667932276.png



4. Tầng Ứng Dụng (Application)
- Tầng Ứng dụng được đặt ở trên cùng của mô hình TCP/IP. Tầng này chịu trách nhiệm cho việc giao tiếp dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Ở tầng này, các ứng dụng như duyệt web, trò chuyện, gửi email, cũng như các giao thức truyền tải dữ liệu quan trọng. Mỗi dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng Internet. Khi dữ liệu đến tầng Ứng dụng, nó đã được định dạng theo kiểu Byte nối Byte, một cách tổ chức có thứ tự giúp các ứng dụng hiểu và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Đồng thời, tầng này cũng chứa các thông tin định tuyến quan trọng, xác định đường đi đúng của một gói tin qua các địa chỉ và cổng kết nối.
- Tầng ứng dụng không chỉ là nơi giao tiếp thông tin, mà còn là nơi tạo ra trải nghiệm người dùng đa dạng trên Internet. Sự đa dạng này thể hiện qua các ứng dụng và dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, tạo nên một lớp giao tiếp độc lập và sáng tạo, giúp kết nối thế giới số một cách mạnh mẽ và linh hoạt.

1724668021952.png


5. Sự khác nhau giữa mô hình TCP/IP và mô hình OSI
- OSI: Có 7 lớp, từ thấp đến cao: Lớp Vật lý (Physical), Lớp Liên kết dữ liệu (Data Link), Lớp Mạng (Network), Lớp Giao vận (Transport), Lớp Phiên (Session), Lớp Trình diễn (Presentation), và Lớp Ứng dụng (Application). Chủ yếu được sử dụng như một công cụ giáo dục và một mô hình tham chiếu lý thuyết. Nó không được triển khai rộng rãi như một bộ giao thức cụ thể.
- TCP/IP: Có 4 lớp, từ thấp đến cao: Lớp Liên kết (Link), Lớp Internet (Internet), Lớp Giao vận (Transport), và Lớp Ứng dụng (Application). Được sử dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là trên Internet và các mạng máy tính hiện đại.

1724668071946.png


- Nếu đang tìm kiếm một mô hình đơn giản, linh hoạt và phổ biến, mô hình TCP/IP có thể là sự lựa chọn hợp lý. Được sử dụng rộng rãi trên Internet, mô hình TCP/IP giúp kết nối các thiết bị và hệ thống một cách hiệu quả. Nó cung cấp một cấu trúc linh hoạt với ít lớp và tập trung vào tính thực tế trong triển khai. Ngược lại, mô hình OSI có thể là sự chọn lựa khi bạn cần một hệ thống có cấu trúc rõ ràng, quy tắc và có độ độc lập cao giữa các tầng. Mô hình này tách biệt mỗi tầng chức năng, từ tầng vật lý đến tầng ứng dụng, tạo điều kiện cho sự phát triển và quản lý linh hoạt.
- Quyết định giữa mô hình TCP/IP và OSI phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án hoặc hệ thống mà bạn đang xây dựng. Việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa tính đơn giản, hiệu quả với tính bảo mật sẽ giúp bạn lựa chọn mô hình phù hợp nhất.


1724668101653.png



III. Các giao thức TCP/IP phổ biến

1. HTTP
- HyperText Transfer Protocol (HTTP) đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dữ liệu không an toàn giữa web client và web server , tạo nên nền tảng chính của trải nghiệm duyệt web. Khi một người dùng nhập một địa chỉ web vào trình duyệt, web client tạo ra một yêu cầu HTTP và gửi nó đến web server. Yêu cầu này thường chứa các thông tin như loại trình duyệt, phiên bản, và các dữ liệu khác cần thiết. Web server nhận được yêu cầu này và phản hồi bằng cách gửi lại thông tin của trang web cần hiển thị.
- Mặc dù HTTP đã đóng góp nhiều vào sự phổ biến của internet, nhưng dữ liệu truyền qua giao thức này không được mã hóa, làm tăng nguy cơ mất an toàn thông tin. Đó là lý do HTTPS, một phiên bản cải tiến với việc mã hóa dữ liệu, đang trở nên phổ biến hơn để đảm bảo an toàn hơn cho người dùng trong môi trường trực tuyến ngày càng phức tạp.


1724668191916.png


2. HTTPS
- Chính vì giao thức HTTP không đủ an toàn nên giao thức HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure) ra đời và cũng là một trong những giao thức được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu truyền tải giữa web client và web server. HTTPS được thiết kế để cung cấp một cấp độ bảo mật cao hơn so với HTTP, giao thức này sử dụng một lớp bảo vệ mã hóa để đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa web client và web server được bảo vệ và không thể đọc được nếu bị đánh cắp.
- Quy trình hoạt động của HTTPS bắt đầu khi web client kết nối đến web server thông qua một yêu cầu HTTPS. Sau đó, web server phản hồi bằng cách gửi một chứng chỉ số học được xác nhận để chứng minh tính nhất quán và an toàn của trang web. Sau khi xác nhận, quá trình truyền tải dữ liệu giữa hai bên diễn ra trong một kênh an toàn và mã hóa.
- Mặc dù HTTPS giúp tăng cường bảo mật, nhưng nó cũng mang đến một số thách thức như tăng cường tải cho web server và yêu cầu việc cài đặt chứng chỉ SSL.


1724668230186.png


3. FTP
- File Transfer Protocol (FTP) là một trong những giao thức được sử dụng phổ biến nhất cho việc trao đổi file giữa các máy tính qua Internet. Được thiết kế để đơn giản hóa quá trình chia sẻ dữ liệu, FTP giúp các máy tính gửi và nhận file một cách hiệu quả và tiện lợi. Với FTP, quá trình truyền tải file giữa hai máy tính diễn ra một cách trực tiếp. Một máy tính được cấu hình làm máy chủ FTP, còn máy tính kia được thiết lập làm máy khách. Khi máy khách muốn tải lên hoặc tải về file, nó sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ thông qua giao thức FTP. Máy chủ sau đó phản hồi và thực hiện quá trình truyền tải dữ liệu.
- FTP hỗ trợ nhiều chức năng, bao gồm đăng nhập bằng tên và mật khẩu để xác thực, quản lý quyền truy cập, và thậm chí là quản lý việc tải lên và tải về đồng thời. FTP không mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền, điều này có thể là một hạn chế trong bối cảnh bảo mật ngày càng quan trọng.

1724668308844.png


IV. Ưu, nhược điểm của TCP/IP

* Ưu Điểm
- Thiết lập kết nối giữa các loại máy tính khác nhau.
- Hoạt động độc lập với hệ điều hành.
- Hỗ trợ nhiều giao thức định tuyến.
- Kiến trúc client – server, khả năng mở rộng cao.
- Có thể hoạt động độc lập.
- Hỗ trợ nhiều giao thức định tuyến.
- Nhẹ, không gây nhiều áp lực với máy tính hay mạng.
* Nhược Điểm
- Việc cài đặt khá phức tạp, khó để quản lý.
- Tầng transport không đảm bảo việc phân phối các gói tin.
- Các giao thức trong TCP/IP không dễ để có thể thay thế.
- Không tách biệt rõ ràng các khái niệm về dịch vụ, giao diện và giao thức. Do đó nó không hiệu quả để mô tả các công nghệ mới trong mạng mới.
- Dễ bị tấn công SYN – một kiểu tấn công từ chối dịch vụ.


V. Kết Luận
Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ mô hình TCP/IP là nền tảng quan trọng và không thể thiếu trong việc kết nối các hệ thống mạng máy tính hiện nay. Từ những khái niệm cơ bản đến cấu trúc phức tạp của nó, chúng ta thấy được cách mà các tầng trong mô hình này phối hợp với nhau để đảm bảo việc truyền dữ liệu hiệu quả và an toàn. Các giao thức phổ biến như HTTP, HTTPS, và FTP minh chứng rõ ràng cho tính linh hoạt và khả năng thích ứng của TCP/IP trong việc hỗ trợ các ứng dụng mạng khác nhau. Dù còn tồn tại một số nhược điểm, nhưng với những ưu điểm vượt trội về khả năng mở rộng và tính tương thích, TCP/IP đã và đang khẳng định vị thế của mình là chuẩn mực toàn cầu cho việc truyền thông trên mạng Internet.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu