VMWare [LAB 01] Cài Đặt ESXi và Thiết Lập Cơ Bản Bằng DCUI

Maindo

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
35
2
8
20
TP.Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về Lab
II. Môi trường và Cấu hình Lab
2.1. Sơ đồ Lab
2.2. Yêu cầu Phần cứng
2.3. Yêu cầu Phần mềm
III. Cài đặt ESXi trên máy chủ vật lý
3.1. Các bước trước Cài đặt
3.2. Tiến hành Cài đặt ESXi
IV. Cấu hình cơ bản sử dụng DCUI
V. Kết luận



Cài đặt ESXi và Cấu hình Cơ bản Sử dụng DCUI

I. Giới thiệu về Lab

Trong môi trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc triển khai các hệ thống ảo hóa là một yếu tố quan trọng trong quản lý hạ tầng IT. VMware ESXi, một trong những hypervisor hàng đầu, cho phép doanh nghiệp tạo ra các máy chủ ảo (VMs) trên một hạ tầng phần cứng duy nhất, tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường hiệu quả hoạt động.

Mục tiêu của bài Lab này là hướng dẫn từng bước cài đặt ESXi trên máy chủ vật lý và thực hiện các cấu hình cơ bản thông qua giao diện người dùng trực tiếp (DCUI). Bạn sẽ học cách chuẩn bị môi trường, thực hiện cài đặt ESXi từ file ISO, và thiết lập các cấu hình cơ bản.

Việc sử dụng DCUI để thực hiện cấu hình ban đầu là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt khi bạn cần thiết lập các tham số cơ bản mà không có sẵn công cụ quản lý từ xa. Điều này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ESXi hoạt động từ giai đoạn khởi đầu.

Bài Lab này được thiết kế để dành cho những người mới bắt đầu hoặc những ai đang tìm cách nâng cao kỹ năng quản trị hệ thống ảo hóa trên nền tảng VMware, đặc biệt là trong môi trường sử dụng máy chủ vật lý.

II. Môi trường và Cấu hình Lab

Để đảm bảo quá trình cài đặt và cấu hình ESXi trên máy chủ vậy lý diễn ra thuận lợi, việc chuẩn bị môi trường và cấu hình phần cứng/phần mềm là rất quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết các thành phần cần thiết và cấu trúc lab để hỗ trợ quá trình triển khai.

2.1. Sơ đồ Lab

1725284237321.png

Sơ đồ dưới đây minh họa cách các thành phần trong hệ thống được kết nối với nhau trong bài lab này:
  • Máy chủ Dell PowerEdge R3630: Đây là trung tâm của lab, nơi bạn sẽ cài đặt và cấu hình VMware ESXi. Máy chủ này cung cấp tài nguyên ảo hóa và lưu trữ cho các máy ảo (VMs) trong môi trường lab.​
  • Máy trạm quản trị: Máy tính này kết nối với máy chủ Dell PowerEdge R3630 thông qua giao diện quản lý từ xa iDRAC. Từ máy trạm quản trị, bạn có thể truy cập vào iDRAC để thực hiện các tác vụ cài đặt và cấu hình ESXi từ xa bằng file ISO.​
  • Máy client: Sau khi ESXi đã được cài đặt, máy client này sẽ được sử dụng để đăng nhập vào vSphere Client. Từ đây, bạn có thể quản lý các máy ảo và cấu hình thêm các tính năng của ESXi.​
Sơ đồ giúp bạn hình dung cách các thiết bị trong lab tương tác với nhau, từ việc cài đặt ban đầu đến việc quản lý và sử dụng hạ tầng ảo hóa.

2.2. Yêu cầu Phần cứng

Trong lab này, chúng ta sẽ sử dụng các thành phần phần cứng như sau:
  • Máy chủ: Dell PowerEdge R630, một dòng máy chủ mạnh mẽ, phù hợp cho việc triển khai các môi trường ảo hóa với khả năng mở rộng cao.
  • Bộ xử lý (CPU): Máy chủ này được trang bị 2 CPU hỗ trợ tốt cho việc ảo hóa.
  • Bộ nhớ (RAM): Để cài đặt ESXi và chạy các máy ảo sau này, ít nhất 16GB RAM là cần thiết, nhưng lý tưởng nhất là 32GB hoặc hơn để đảm bảo hiệu suất. Trong lab này server sử dụng 2 thanh 32GB
  • Lưu trữ: Ổ cứng SSD hoặc HDD với dung lượng phù hợp để cài đặt ESXi và lưu trữ máy ảo. Trong lab này server sử dụng 2 ổ SSD 960GB
  • Card mạng (NIC): Một hoặc nhiều card mạng để đảm bảo kết nối và quản lý linh hoạt.
2.3. Yêu cầu Phần mềm

Bên cạnh phần cứng, bạn cũng cần chuẩn bị một số phần mềm cần thiết để thực hiện lab:
  • VMware ESXi ISO: File ISO của VMware ESXi, phiên bản phù hợp với cấu hình phần cứng của bạn. Trong lab này sử dụng phiên bản 7.0U3d
  • Phần mềm khách: VMware vSphere Client hoặc một công cụ quản lý tương tự để cấu hình và quản lý ESXi sau khi cài đặt.
III. Cài đặt ESXi trên máy chủ vật lý
3.1. Các bước trước Cài đặt

Trước khi bắt đầu cài đặt ESXi trên máy chủ Dell PowerEdge R3630, bạn cần thực hiện một số bước chuẩn bị quan trọng. Các bước này đảm bảo rằng bạn đã cấu hình đúng các thiết lập cần thiết và có thể bắt đầu quá trình cài đặt một cách suôn sẻ.

Bước 1: Truy cập vào Giao diện Web iDRAC

Mở trình duyệt web trên máy tính quản trị của bạn và nhập địa chỉ IP iDRAC vào thanh địa chỉ. Nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào giao diện web iDRAC.
1725284279778.png
Sau khi đăng nhập thành công, vào "Virtual Console".
1725284317331.png
Kiểm tra cấu hình và chọn Apply.
1725284412522.png
Sau đó quay lại giao diện Server và nhấn Launch.
1725284368041.png
Sau khi khởi động nhấn F2 để vào "System Setup".
1725284448154.png
Bước 2: Xóa Disk (tùy chọn)

Nếu Disk mới thì có thể bỏ qua bước này. Bước này dành cho Disk đã từng sử dụng và muốn cài EXSi mới thì ta phải xóa hết dữ liệu cũ không dùng đi.

Vào "System Setup" chọn "
Device Settings".
1725284479745.png
Tiếp theo vào "Integrated RAID Controller 1".
1725284528967.png
Vào "Physical Disk Management".
1725284588153.png
Chọn Disk muốn xóa.
1725284615173.png
Tại phần "Operation" chọn Clear.
1725284666826.png
Sau đó nhấn "Go" để bắt đầu xóa.
1725284766826.png
Làm tương tự với các Disk còn lại.

Sau khi xong quá trình xóa sẽ bắt đầu.
1725284720762.png
Chờ đến khi tiến trình đạt 100% là hoàn thành quá trình xóa Disk.

Bước 3: Tạo RAID

Trước khi tạo chúng sẽ tìm hiểu 1 chút về RAID.

RAID (Redundant Array of Independent Disks) là một công nghệ lưu trữ dữ liệu được thiết kế để cải thiện hiệu suất, tăng cường độ tin cậy và bảo vệ dữ liệu trên các hệ thống máy chủ và máy tính. Bằng cách kết hợp nhiều ổ đĩa cứng thành một mảng duy nhất, RAID cung cấp các mức độ bảo vệ khác nhau chống lại hỏng hóc ổ đĩa, đồng thời tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Dưới đây là chi tiết về các loại RAID phổ biến:
  • RAID 0 (Striping)
RAID 0 chia dữ liệu thành các khối nhỏ và ghi chúng lên tất cả các ổ đĩa trong mảng RAID. Mỗi ổ đĩa sẽ chứa một phần của dữ liệu, giúp tăng hiệu suất đọc và ghi dữ liệu vì nhiều ổ đĩa hoạt động đồng thời. Tuy nhiên, RAID 0 không có khả năng chịu lỗi, nên nếu một ổ đĩa hỏng, toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất. RAID 0 thường được sử dụng khi yêu cầu hiệu suất cao mà không cần bảo mật dữ liệu.
  • RAID 1 (Mirroring)
RAID 1 tạo ra một bản sao hoàn chỉnh của dữ liệu trên hai hoặc nhiều ổ đĩa. Nếu một ổ đĩa hỏng, dữ liệu vẫn an toàn trên ổ đĩa còn lại. RAID 1 tăng khả năng chịu lỗi, nhưng tốn dung lượng lưu trữ, vì mỗi ổ đĩa phải chứa cùng một dữ liệu. RAID 1 thường được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu tính sẵn sàng cao, như máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống giao dịch trực tuyến.
  • RAID 5 (Striping with Parity)
RAID 5 chia dữ liệu và thêm thông tin parity (để khôi phục dữ liệu) lên ít nhất ba ổ đĩa. Thông tin parity được phân bổ đều giữa các ổ đĩa, giúp cân bằng giữa hiệu suất, dung lượng và bảo vệ dữ liệu. RAID 5 có thể chịu lỗi của một ổ đĩa mà không mất dữ liệu nhưng hiệu suất ghi chậm hơn RAID 0 và RAID 1. RAID 5 thường được sử dụng trong các hệ thống cần dung lượng lưu trữ lớn và bảo vệ dữ liệu tốt.
  • RAID 6 (Dual Parity)
RAID 6 tương tự như RAID 5 nhưng có thêm một lớp parity, cho phép bảo vệ dữ liệu ngay cả khi hai ổ đĩa cùng hỏng. RAID 6 tăng cường khả năng chịu lỗi nhưng hiệu suất ghi chậm hơn RAID 5. Nó phù hợp cho các hệ thống lưu trữ lớn và quan trọng, nơi rủi ro mất dữ liệu cần được giảm thiểu tối đa.
  • RAID 10 (RAID 1+0)
RAID 10 kết hợp giữa RAID 1 và RAID 0, chia nhỏ và nhân bản (mirrored) dữ liệu trên nhiều ổ đĩa. RAID 10 cung cấp cả hiệu suất cao và khả năng chịu lỗi tốt, nhưng tốn dung lượng lưu trữ vì chỉ một nửa dung lượng khả dụng. RAID 10 thích hợp cho các hệ thống cần cả hiệu suất cao và khả năng chịu lỗi tốt, như cơ sở dữ liệu lớn và máy chủ web.
  • RAID 50 (RAID 5+0)
RAID 50 kết hợp giữa RAID 5 và RAID 0, dữ liệu được chia nhỏ (striped) và phân phối qua nhiều mảng RAID 5. RAID 50 cung cấp sự cân bằng tốt giữa hiệu suất, khả năng chịu lỗi, và dung lượng lưu trữ, nhưng yêu cầu ít nhất 6 ổ đĩa và phức tạp trong việc thiết lập và quản lý. RAID 50 phù hợp với các hệ thống lớn yêu cầu hiệu suất cao và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ.
  • RAID 60 (RAID 6+0)
RAID 60 tương tự như RAID 50 nhưng thay vì RAID 5, nó sử dụng RAID 6. Dữ liệu được stripe và lưu trên nhiều mảng RAID 6, cung cấp khả năng chịu lỗi tốt hơn RAID 50, vì mỗi mảng có thể chịu lỗi của hai ổ đĩa. RAID 60 yêu cầu ít nhất 8 ổ đĩa và phức tạp hơn RAID 50, phù hợp cho các hệ thống cần cả hiệu suất cao và bảo vệ dữ liệu cao cấp, như trung tâm dữ liệu lớn.
  • RAID 1E (Striped Mirroring)
RAID 1E kết hợp giữa RAID 1 và RAID 0, cho phép striping và mirroring trên số lượng ổ đĩa lẻ. RAID 1E cung cấp khả năng chịu lỗi và hiệu suất cao, hoạt động tốt với số lượng ổ đĩa lẻ nhưng hiệu suất ghi thường chậm hơn RAID 0. RAID 1E phù hợp với các hệ thống cần dung lượng lưu trữ lẻ mà vẫn muốn có tính năng bảo vệ dữ liệu và hiệu suất tốt.

Mỗi loại RAID mang lại các lợi ích và sự đánh đổi khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống về hiệu suất, dung lượng và bảo vệ dữ liệu.
Đầu tiên chúng ta cần vào System Setup -> Device Settings -> Integrated RAID Controller -> Configuration Management và chọn "Create Virtual Disk" để tạo RAID mới.
1725285040592.png
Tại mục "Select RAID Level" chọn loại RAID muốn dùng theo nhu cầu. Sau đó chọn "Select Physical Disks" để thêm Disk vào RAID.
1725285073115.png
Chọn Disks muốn thêm vào và nhấn "Apply Changes" để xác nhận.
1725285106312.png
Tiếp đặt tên cho RAID và chọn "Create Virtual Disk" để tạo.
1725285159061.png
Kết quả sau khi tạo xong.
1725285191283.png
3.2. Tiến hành Cài đặt ESXi

Đầu tiên chúng ta cần thêm file iso vào. Để thêm file iso thì khi khởi động nhấn "Connect Virtual Media".
1725285231615.png
Thêm file iso vào phần "Image File" của "Map CD/DVD" và nhấn "Map Device". Sau đó tắt cửa sổ "Virtual Media" đi và đợi.

1725285639865.png
Nhấn Enter để tiếp tục.
1725285697617.png
Sau đó đợi quá trình Automatic boot hoàn thành.
1725285733326.png
1725285751413.png

Nhấn Enter để tiếp tục.
1725285796050.png
Nhấn F11 để chấp nhận chính sách và tiếp tục.
1725285838628.png
Chọn Disk muốn cài ESXi và nhấn Enter để tiếp tục.
1725285869342.png
Chọn ngôn ngữ bàn phím, sau đó nhấn Enter để tiếp tục.
1725286195083.png
Đặt password cho tài khoản root và nhấn Enter để tiếp tục
1725286228534.png
Nhấn F11 để Install.
1725286271949.png
Giao diện sau khi cài đặt hoàn tất.
1725286299932.png
IV. Cấu hình cơ bản sử dụng DCUI

Nhấn F2 và đăng nhập bằng tài khoản root để vào giao diện "System Customization". Sau đó chọn "Configure Management Network".
1725286338492.png
Chọn "Network Adapters".
1725286379393.png
Mở cổng NICs để máy Client có thể kết nối vào thông qua Ethernet.
1725286411908.png
Tiếp theo vào phần "IPv4 Configuration" để đặt IP Static cho ESXi.
1725286451981.png
Chọn "Set static IPv4 address and network configuration" và bắt đầu đặt IP Static.
1725286480984.png
V. Kết luận

Hoàn thành bài Lab này, bạn đã nắm được quy trình cơ bản từ việc truy cập giao diện iDRAC, cài đặt VMware ESXi trên máy chủ Dell PowerEdge R3630 cho đến việc thực hiện các cấu hình cơ bản thông qua DCUI. Quá trình này giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc trong việc quản lý và triển khai hệ thống ảo hóa bằng VMware ESXi, một công cụ phổ biến và mạnh mẽ trong môi trường doanh nghiệp.

Những điểm chính đã thực hiện:
  • Truy cập và cấu hình iDRAC để chuẩn bị cho quá trình cài đặt từ xa.
  • Sử dụng file ISO để cài đặt VMware ESXi trực tiếp trên máy chủ Dell PowerEdge R3630.
  • Thực hiện các bước cấu hình ban đầu trên ESXi thông qua giao diện DCUI.
 
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu