CCNA [LAB 01] Tìm hiểu các tập lệnh và cấu hình các thông tin cơ bản trên Router và Switch

Mục lục:
I. Giới thiệu tổng quan
1. Router
2. Switch
II. Cấu hình các thông tin cơ bản trên Router
III. Cấu hình các thông tin cơ bản trên Switch

[LAB 01] Tìm hiểu các tập lệnh và cấu hình các thông tin cơ bản trên Router và Switch

I. Giới thiệu tổng quan

1. Router

- Router là một thiết bị mạng quan trọng được sử dụng để kết nối nhiều mạng khác nhau, chẳng hạn như mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN). Chức năng chính của router là định tuyến (routing) các gói dữ liệu từ mạng này đến mạng khác, đảm bảo rằng dữ liệu được truyền đến đúng đích một cách hiệu quả.
- Các Giao Diện: Router có nhiều giao diện mạng, mỗi giao diện có thể kết nối đến một mạng khác nhau.
- Chức năng chính của Router:
+ Định tuyến dữ liệu:
Router sử dụng bảng định tuyến (routing table) để quyết định đường đi tốt nhất cho các gói dữ liệu dựa trên địa chỉ IP đích.
+ Phân đoạn mạng: Router có khả năng chia nhỏ một mạng lớn thành nhiều mạng con để quản lý lưu lượng và an ninh tốt hơn.
+ Chuyển tiếp gói tin giữa các mạng khác nhau: Khi một thiết bị trong mạng này muốn gửi dữ liệu đến một thiết bị trong mạng khác, router sẽ nhận và chuyển tiếp gói tin đến mạng đích.
+ Kết nối các loại mạng khác nhau: Router có thể kết nối các mạng sử dụng các công nghệ khác nhau (ví dụ: Ethernet và Wi-Fi).

2. Switch

- Switch (hay còn gọi là bộ chuyển mạch) là một thiết bị mạng hoạt động ở lớp 2 (Data Link Layer) của mô hình OSI. Switch được sử dụng để kết nối nhiều thiết bị trong cùng một mạng LAN, cho phép chúng giao tiếp với nhau.
- Chức năng chính của Switch:
+ Chuyển mạch dữ liệu:
Switch nhận dữ liệu từ một thiết bị gửi đi, sau đó sử dụng địa chỉ MAC (Media Access Control) để quyết định gửi dữ liệu đó đến cổng phù hợp nối với thiết bị đích.
+ Giảm tắc nghẽn mạng: Switch phân chia lưu lượng giữa các cổng, giúp giảm xung đột dữ liệu và tăng hiệu suất mạng.
+ Hỗ trợ VLAN (Virtual LAN): Một số switch quản lý có thể tạo ra các VLAN, cho phép phân chia một mạng vật lý thành nhiều mạng ảo độc lập.

So sánh giữa Router và Switch
Router
Swich
Kết nối các mạng khác nhau.Kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN.
Sử dụng địa chỉ IP để định tuyến dữ liệu.Sử dụng địa chỉ MAC để chuyển tiếp dữ liệu
Có thể làm việc ở lớp 3 (Network Layer) của mô hình OSI.Hoạt động chủ yếu ở lớp 2 (Data Link Layer) của mô hình OSI.

3. Các chế độ cấu hình

Chế Độ Cấu Hình:​

- User EXEC Mode (>): Chế độ này là chế độ đầu tiên bạn truy cập khi đăng nhập vào router hoặc switch. Nó cung cấp quyền truy cập hạn chế, chủ yếu để xem thông tin trạng thái hệ thống và thực hiện các lệnh chẩn đoán cơ bản.
+ Prompt (dấu nhắc):Hiển thị bằng dấu > sau tên thiết bị, ví dụ: Router>
1724580117644.png

Lệnh cơ bản:
Code:
show version: Xem thông tin phiên bản hệ điều hành và cấu hình thiết bị.
ping [IP address]: Kiểm tra kết nối với địa chỉ IP cụ thể.

- Privileged EXEC Mode (#): Chế độ này cho phép truy cập vào các lệnh nâng cao hơn, bao gồm cả các lệnh cấu hình và kiểm tra chi tiết hệ thống. Bạn cần nhập lệnh enable từ chế độ EXEC User để vào chế độ này.
+ Prompt: Hiển thị bằng dấu # sau tên thiết bị, ví dụ: Router#
1724580424476.png

Lệnh cơ bản:
Code:
show running-config: Xem cấu hình hiện tại của thiết bị.
copy running-config startup-config: Lưu cấu hình hiện tại vào bộ nhớ khởi động.

- Global Configuration Mode ((config)#): Chế độ này cho phép bạn thay đổi cấu hình toàn bộ thiết bị, bao gồm các thiết lập liên quan đến giao diện mạng (interfaces), routing, VLAN, và nhiều hơn nữa. Bạn có thể truy cập chế độ này bằng cách gõ lệnh "configure terminal" từ chế độ EXEC Đặc quyền.
+ Prompt: Hiển thị dưới dạng (config)# sau tên thiết bị, ví dụ: Router(config)#
1724580545415.png

Lệnh cơ bản:
Code:
hostname [tên thiết bị]: Đổi tên thiết bị.
interface [tên giao diện]: Truy cập vào chế độ cấu hình giao diện.

- Interface Configuration mode ((config-if)#): Chế độ này cho phép bạn cấu hình các giao diện mạng cụ thể như cổng Ethernet, Serial, hoặc VLAN. Bạn cần truy cập vào giao diện cụ thể bằng lệnh "interface" trong chế độ Global Configuration.
+ Prompt: Hiển thị dưới dạng (config-if)# sau tên thiết bị, ví dụ: Router(config-if)#
1724580732860.png

Lệnh cơ bản:
Code:
ip address [địa chỉ IP] [subnet mask]: Gán địa chỉ IP cho giao diện.
no shutdown: Bật giao diện mạng.

II. Cấu hình các thông tin cơ bản trên Router

1. Đặt tên cho thiết bị​

Đặt tên cho Router là R1
Code:
Router>en
Router#conf ter
Router(config)#hostname R1
1724581898834.png

Dùng lệnh exit để trở lại mod bên ngoài, hoặc dùng Ctrl + Z để trở lại Privileges Mode

2. Đặt password​

ĐẶT PASSWORD CHO PRIVILEGED MODE
Code:
R1(config)#enable password cisco
Kiểm tra
R1>en
Password: cisco
1724582656548.png
1724582709788.png


Cấu hình console password cho router: Đây là password khi bật Router lên
Code:
R1#conf t
R1(config)#line console 0
R1(config-line)#password router
1724583760781.png

Kiểm tra:
1724583807928.png


Đặt mật khẩu bị mã hóa: Đây là mật khẩu mà không thể show lên từ Privilege Mode
Code:
R1(config)#enable secret router
1724583060199.png


Mã hóa các password trong file cấu hình
Code:
R1(config)#service password-encryption
1724584323774.png


3. Thực hành​

- Có thể làm ở các môi trường lab như GNS3, EVE-NG, Packet Tracer,..
Ở đây mình làm trên EVE-NG, hướng dẫn tải tại đây.
Mô hình:
1724584699180.png

Mô hình gồm có 3 lớp mạng
+ 192.168.1.0/24
+ 192.168.2.0/24
+ 192.168.3.0/24
- R1 có 2 cổng kết nối: cổng e0/0 (192.168.1.1) kết nối đến pc cổng eth0 (192.168.1.10)
- R2 có 2 cổng kết nối: cổng e0/1 (192.168.2.2) kết nối đến pc cổng eth0 (192.168.2.10).
- 2 Router kết nối với nhau bằng cổng e0/1 (192.168.3.1) của R1 và e0/0 (192.168.3.2) của R2.
Mục đích của bài: Cấu hình sao cho PC1 ping được đến PC2 và ngược lại
+ Cấu hình đặt IP cho R1,R2,PC1,PC2.
+ Sử dụng định tuyến OSPF trên R1 và R2 để kết nối các lớp mạng với nhau.

Đặt ip cho R1:
1724585348268.png

Kiểm tra bằng lệnh show ip int br:
1724585431104.png


Đặt IP cho R2:
1724585547776.png


Kiểm tra bằng lệnh show ip int br:
1724585575645.png


Tiếp hành đặt IP cho PC
PC1:

1724585724380.png

PC2:
1724585769338.png


Cấu hình định tuyến cho R1:
1724585925787.png

Cấu hình định tuyến cho R2:
1724585967235.png


Kiểm tra bảng định tuyến của R1 bằng lệnh show ip route:
1724586018472.png

Kiểm tra bảng định tuyến R2:
1724586042092.png

Ping kiểm tra: Ping từ PC1 qua PC2 với địa chỉ 192.168.2.10 và ngược lại thành công.
1724586116709.png

Từ PC2 qua PC1:
1724586181454.png


Sau khi cấu hình xong, nên lưu cấu hình để tránh bị mất khi Router khởi động lại.
Trên R1
Code:
R1#copy running-config startup-config
Trên R2
Code:
R2#copy running-config startup-config
Hoặc cũng có thể lưu bằng lệnh:
Code:
R1#wr

III. Cấu hình các thông tin cơ bản trên Switch

1. Đặt tên và password tương tự như ở Router
2. Thực hành

Mô hình:
1724590021519.png

- Yêu cầu bài:
+ Ping thông các Vlan với nhau
+ Ping thông các Gateway
- Tạo 4 VLAN cho 4 PC ở CORE
+ Cấu hình đường trunk: Đường trunk là đường mà nhiều vlan đi qua.
+ Cấu hình đường access: Access chỉ định cho 1 vlan duy nhất.

Tạo vlan trên core:
1724592468359.png

Kiểm tra vlan:
1724590859730.png

Vì đây là Switch layer 3 nên cần phải bật chức năng định tuyến:
Code:
core(config)#ip routing

Đặt ip lần lượt cho các vlan 10, 20, 30, 40:
1724592754420.png

1724592818251.png

1724592839926.png

1724592863056.png

Kiểm tra IP của các vlan: Trạng thái ở đây còn down bởi vì chưa cấu hình đường trunk cho các vlan
1724591043431.png


Cấu hình đường trunk cho cổng e0/0 và e0/1:
1724594560436.png

Sau khi cấu hình đường trunk thì trạng thái các cổng vlan sẽ up, tự kiểm tra.

- Tại SW2: Tạo vlan trên sw2 nơi có vlan 10 và 20, vì ở đây là bài cơ bản nên không cấu hình VTP, nếu VTP thì vlan sẽ tự động đổ xuống các switch mà không cần cấu hình.
Tạo vlan 10, 20 và kiểm tra:

1724594674101.png


Cấu hình đường trunk cho cổng e0/2 và e0/3:
1724594776873.png


PC1 thuộc vlan 10 nên cổng nối với PC1 (e0/0) sẽ cấu hình access và vlan 20 nối PC2 (e0/1) tương tự:
1724594911056.png
1724594883068.png


Kiểm tra vlan đã được gắn với cổng chưa:
1724595024685.png


- Tại SW1: Cấu hình đường trunk ở cổng e0/0 và e0/3 tương tự như SW2
+ Gắn cổng e0/1 vào vlan 30, và cổng e0/2 vào vlan 40.
Cổng e0/1 nối xuống PC3 thuộc vlan 30 và e0/2 nối PC4 thuộc vlan 40
1724595224646.png


Kiểm tra cổng đã gắn đúng vlan chưa:
1724595276967.png


+ Đặt IP lần lượt cho PC1, PC2, PC3, PC4
PC1 thuộc vlan 10:
1724595380348.png

PC2 thuộc vlan 20:
1724595446838.png

PC3 thuộc vlan 30:
1724595460872.png

PC4 thuộc vlan 40:
1724595475367.png


+ Ping kiểm tra kết nối:
PC1 ping qua PC4 thuộc vlan 40, gói đầu tiên timeout là do ARP
1724595524075.png

PC2 ping qua PC3 thuộc vlan 30, gói tin đầu rớt là do ARP.
1724595568350.png
 

Attachments

  • 1724583055356.png
    1724583055356.png
    1.2 KB · Views: 0
  • 1724590497684.png
    1724590497684.png
    13.6 KB · Views: 0
  • 1724590749933.png
    1724590749933.png
    19.2 KB · Views: 0
  • 1724590777770.png
    1724590777770.png
    30.4 KB · Views: 0
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu