CCNA [LAB 05] Tìm hiểu và cấu hình dự phòng kết nối LACP

MỤC LỤC
I. Giới Thiệu
1. Khái niệm
2. Nguyên lý hoạt động
3. Chức năng & Lợi ích
II. Cấu hình LACP
III. Kết Luận

LACP
I. Giới Thiệu
1. Khái niệm
LACP (Link Aggregation Control Protocol) là một giao thức trong bộ tiêu chuẩn IEEE 802.3ad, được sử dụng để gộp nhiều liên kết vật lý thành một liên kết logic duy nhất nhằm tăng băng thông và cung cấp khả năng dự phòng.

2. Nguyên lý hoạt động
LACP sử dụng các gói tin LACPDU (LACP Data Unit) để trao đổi thông tin giữa các thiết bị mạng. Các bước hoạt động của LACP bao gồm:

  • Phát hiện và xác nhận các liên kết vật lý có thể gộp.
  • Trao đổi các gói tin LACPDU để xác định trạng thái và khả năng của các liên kết.
  • Gộp các liên kết đáp ứng đủ điều kiện thành một nhóm liên kết logic duy nhất.

3. Chức năng & Lợi ích của LACP
Chức năng:
  • Khả năng dự phòng: LACP cung cấp khả năng dự phòng bằng cách chuyển đổi lưu lượng sang các liên kết khác khi một liên kết bị hỏng, đảm bảo mạng không bị gián đoạn.
  • Tăng băng thông: Bằng cách gộp nhiều liên kết vật lý thành một liên kết logic, LACP giúp tăng băng thông tổng thể. Điều này đặc biệt hữu ích trong các môi trường yêu cầu truyền tải dữ liệu lớn.
  • Tự động phát hiện và cấu hình: LACP có khả năng tự động phát hiện các liên kết vật lý có thể gộp và tự động cấu hình chúng thành một liên kết logic duy nhất, giúp đơn giản hóa việc quản lý mạng.
Lợi ích:
  • Nâng cao hiệu suất mạng: Việc gộp nhiều liên kết vật lý giúp nâng cao băng thông tổng thể, cải thiện tốc độ và hiệu suất truyền tải dữ liệu trong mạng.
  • Tăng cường độ tin cậy: Khả năng dự phòng của LACP đảm bảo mạng luôn hoạt động liên tục ngay cả khi có sự cố với một trong các liên kết.
  • Quản lý dễ dàng: Tự động phát hiện và cấu hình các liên kết giúp việc quản lý mạng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Giảm thiểu chi phí: Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng các liên kết hiện có, LACP giúp giảm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng mới.

II. Cấu hình LACP

- EtherChannel cho phép nhiều liên kết Ethernet vật lý (Fast EtherNet hoặc Gigabit Ethernet) kết hợp thành một kênh logic.
- Có hai giao thức được sử dụng để đàm phán EtherChannel và Link Aggregation. Chúng ta có thể định cấu hình EtherChannel theo ba cách trong Thiết bị chuyển mạch của Cisco.

  • Giao thức tổng hợp cổng (PAgP) - Giao thức độc quyền của Cisco
  • Giao thức kiểm soát tập hợp liên kết IEEE (LACP) - Tiêu chuẩn ngành
  • Cấu hình Etherchannel thủ công - Không sử dụng bất kỳ giao thức đàm phán nào được liệt kê ở trên
- Cho mô hình ví dụ cơ bản như sau:
1725100208768.png


+ Đầu tiên ta sẽ tạo nhóm port-chanel:
1725100252915.png

sw1

1725100256947.png

sw2

+ Cấu hình LACP trên các cổng vật lý

1725100285930.png

1725100292260.png

sw1

1725100328874.png

sw2

  • mode active: Thiết bị sẽ khởi tạo và gửi các gói LACP.
  • mode passive: Thiết bị chỉ phản hồi khi nhận được gói LACP từ phía đối tác
// Cấu hình trunk cho 2 sw:

1725100355749.png

Sw1

1725100362549.png

Sw2

+ Kiểm tra cấu hình:

1725100407138.png

Sw1

1725100418799.png

Sw2

=> Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc cấu hình cơ bản dự phòng kết nối LACP.

III. Kết Luận
Qua bài viết này, chúng ta đã đi qua về các khái niệm, chức năng cũng như lợi ích của LACP – một giao thức quan trọng trong việc quản lý băng thông và tính dự phòng trong hệ thống mạng. Hơn nữa, ta cũng đã hiểu cơ bản cấu hình LACP như thế nào trong 2 con Switch. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào giải đáp được thắc mắc về LACP.








 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu