VMWare [LAB 06] Create and Delete Virtual Machine

Maindo

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
35
2
8
20
TP.Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
I. Giới thiệu bài lab
II. Yêu cầu bài lab
III. Tạo máy ảo (Create VM)
3.1. Cách 1: dùng file iso
3.2. Cách 2: dùng file ova hoặc ovf
IV. Xóa máy ảo (Delete VM)
V. Kết luận


Create and Delete Virtual Machine

I. Giới thiệu bài lab

Trong bài lab này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo và xóa máy ảo (Virtual Machine - VM). Máy ảo là thành phần cơ bản trong ảo hóa và quản lý hạ tầng IT hiện đại. Việc tạo và quản lý máy ảo là kỹ năng quan trọng đối với các quản trị viên hệ thống. Bài lab sẽ tập trung vào quá trình tạo mới và xóa máy ảo.
II. Yêu cầu bài lab
  • Chuẩn bị sẵn 1 file iso cho máy ảo và upload sẵn nó lên datastore
1726567188618.png
  • Hoặc 1 file ova, đối với ova thì không cần up lên datastore sẵn​
III. Tạo máy ảo (Create VM)

Có 2 cách để tạo một VM:
  • Cách 1: dùng file iso​
  • Cách 2: dùng file ova hoặc ovf​
3.1. Cách 1: dùng file iso

Đối với cách 1 chúng ta làm như sao:

Bước 1: Vào Virtual Machines và chọn Create/Register VM

1726567759383.png

Bước 2: Chọn Create a new virtual machineNext.
1726568183310.png

Bước 3: Đặt tên và chọn OS phù hợp cho VM và Next.
  • Name: Đặt tên cho máy ảo (VM). Tên này có thể chứa tối đa 80 ký tự và phải là duy nhất trong môi trường ESXi.​
  • Compatibility: Chọn phiên bản ESXi mà máy ảo sẽ tương thích.​
  • Guest OS family: Chọn loại hệ điều hành của máy ảo. Phần này giúp ESXi định cấu hình phù hợp cho việc cài đặt hệ điều hành.​
  • Guest OS version: Chọn phiên bản cụ thể của hệ điều hành khách.​
  • Enable Windows Virtualization Based Security (VBS): Tùy chọn cho phép kích hoạt bảo mật dựa trên ảo hóa cho máy ảo Windows. Tính năng này cải thiện bảo mật bằng cách sử dụng các tính năng bảo mật dựa trên ảo hóa của Windows​
1726568407224.png

Bước 4: Chọn Datastore cho VM và Next.
1726568823358.png

Bước 5: Chọn các tham số cho VM.
1726569011283.png

Các lưu ý khi cấu hình:

Tại Disk Provisioning nên chọn cấu hình phù hợp với nhu cầu:
  • Thin provisioned: Chỉ cấp phát dung lượng ổ đĩa ảo khi cần thiết (khi có dữ liệu thực tế được ghi). Dung lượng tối đa được xác định, nhưng không được cấp phát toàn bộ ngay lập tức. Thích hợp khi không gian đĩa có hạn và bạn muốn sử dụng không gian đĩa linh hoạt, quản lý dung lượng chặt chẽ hơn.
  • Thick provisioned, lazily zeroed: Cấp phát toàn bộ dung lượng đĩa ngay từ khi tạo, nhưng chỉ khi dữ liệu được ghi vào ổ đĩa thì các khối dữ liệu mới được ghi đè (zero). Thích hợp cho các ứng dụng không yêu cầu hiệu suất cao.
  • Thick provisioned, eagerly zeroed:Cấp phát và ghi đè các khối dữ liệu với số 0 ngay lập tức khi tạo máy ảo, đảm bảo tất cả các khối đều được "zeroed" trước khi sử dụng. Thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất đĩa cao, ví dụ: cơ sở dữ liệu lớn, hệ thống ảo hóa khác.​
Tại phần CD/DVD Drive chọn Datastore ISO file để chọn file iso cài đặt.

1726569884936.png

Chọn file iso và Select để thêm file iso.
1726570088627.png

Bước 6: Kiểm tra cấu hình và chọn Finish để hoàn tất.

1726570401265.png

Kết quả tạo VM thành công.

1726570645790.png

3.2. Cách 2: dùng file ova hoặc ovf

Đối với cách 2 thì

Bước 1: Chúng sẽ chọn Deploy a virtual machine from an OVF or OVA file thay vì Create a new virtual machine như ở cách 1. Sau đó Next.

1726572004088.png

Bước 2: Đặt tên cho VM và thêm file OVA sau đó Next.

1726572313710.png

Bước 3: Chọn Storage cho VM và Next.

1726572470511.png

Bước 4: Chọn card NAT và chọn chế độ Disk Provisioning cho VM sau đó Next

1726572677402.png

Bước 5: Kiểm tra cấu hình và Finish.

1726572796001.png

Bước 6: Sau khi cấu hình xong chờ up load 2 file bị thiếu là hoàn tất.

1726573244231.png

IV. Xóa máy ảo (Delete VM)

Để xóa 1 máy ảo hoàn toàn chúng ta vào Virtual Machines -> chuột phải vào VM muốn xóa -> Delete

1726573621975.png

Khi xuất hiện thông báo xác nhận chọn Delete để xác nhận xóa
1726574294492.png

Sau khi xóa VM thì file cấu hình của VM đã bị xóa hoàn toàn khỏi Datastore

1726574408063.png

V. Kết luận

Bài lab này giúp người dùng hiểu rõ quy trình cơ bản về cách tạo và xóa máy ảo. Đây là những bước quan trọng trong việc quản lý hạ tầng ảo hóa. Việc thành thạo các thao tác này sẽ giúp quản trị viên dễ dàng quản lý và tối ưu tài nguyên hệ thống.
 
Sự khác biệt giữa OVF và ISO để tạo máy ảo là gì?
Khi nào thì cần sử dụng OVF và ISO?
Sự khác biệt giữa OVF và ISO trong việc tạo máy ảo là:
OVF (Open Virtualization Format
OVF chủ yếu được sử dụng để xuất hoặc nhập các máy ảo đã được cấu hình sẵn, hoặc khi cần chia sẻ máy ảo giữa các hệ thống hoặc nền tảng ảo hóa khác nhau. Dễ dàng triển khai và nhân bản các máy ảo đã được thiết lập. Giúp tự động hóa phần lớn quy trình cài đặt và cấu hình của máy ảo.
ISO (International Organization for Standardization)

ISO thường được sử dụng để cài đặt một hệ điều hành từ đầu. Khi tạo máy ảo từ ISO, quá trình tương tự như cài đặt một hệ điều hành trên một máy vật lý. Linh hoạt, cho phép tùy chỉnh cài đặt máy ảo theo nhu cầu cụ thể. Phù hợp với việc triển khai hệ điều hành hoàn toàn mới.

Chúng ta sẽ

Sử dụng OVF khi:
  • Cần triển khai nhanh một máy ảo đã được cấu hình và cài đặt sẵn.
  • Cần di chuyển hoặc nhân bản máy ảo giữa các nền tảng ảo hóa khác nhau.
  • Muốn tiết kiệm thời gian cho việc cài đặt và cấu hình máy ảo thủ công.
Sử dụng ISO khi:
  • Cần cài đặt mới hoàn toàn một hệ điều hành hoặc ứng dụng từ đầu.
  • Muốn tùy chỉnh quy trình cài đặt theo các yêu cầu riêng biệt.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu