VMWare [LAB 07] Tìm hiểu và cấu hình định tuyến tĩnh, VLAN Routing

HooangF4t

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
39
1
8
20
Tp.Hồ Chí Minh
I. Kiến thức nền tảng
1. Định tuyến tĩnh (Static Routing)
2. VLAN Routing
3. Định tuyến giữa các VLAN
II. Lab thực hành
1. Mô hình tổng quát
2. Cấu hình định tuyến tĩnh trên Router R1
3. Cấu hình VLAN trên Switch SW1
4. Kiểm tra và xác minh kết nối
5. Phần giải thích bổ sung
III. Tổng kết




[LAB 07] Tìm hiểu và cấu hình định tuyến tĩnh, VLAN Routing (LAB)



I. Kiến thức nền tảng

1. Định tuyến tĩnh (Static Routing)
Khái niệm: Định tuyến tĩnh là một phương pháp định tuyến mà quản trị viên mạng tự tay cấu hình các tuyến đường trên Router, không cần dựa vào các giao thức định tuyến động.
  • Ưu điểm: Đơn giản, kiểm soát hoàn toàn đường đi của dữ liệu, ít tốn tài nguyên hệ thống.
  • Nhược điểm: Cần nhiều công sức khi mạng mở rộng, khó quản lý trong mạng lớn.
2. VLAN Routing
Khái niệm: VLAN (Virtual Local Area Network) là một kỹ thuật dùng để chia một mạng vật lý thành nhiều mạng logic khác nhau.
  • VLAN Routing: Khi các thiết bị trong các VLAN khác nhau muốn giao tiếp với nhau, cần phải sử dụng một Router hoặc một Layer 3 Switch để thực hiện quá trình định tuyến giữa các VLAN.
3. Định tuyến giữa các VLAN

Để các thiết bị trong các VLAN khác nhau có thể giao tiếp với nhau, chúng ta cần thực hiện Inter-VLAN Routing (IVR). IVR có thể được thực hiện bằng một trong ba cách sau:

Định tuyến VLAN truyền thống

Mô tả
: Cách này sử dụng nhiều cổng trên Router, mỗi cổng tương ứng với một VLAN. Mỗi cổng của Router được cấu hình để kết nối với một VLAN cụ thể trên Switch.

Quá trình:

Các thiết bị trong VLAN gửi gói tin đến cổng truy cập của Router tương ứng với VLAN của chúng.

Router nhận gói tin, xác định địa chỉ IP đích và chuyển tiếp gói tin đến VLAN đích qua cổng tương ứng.

Gói tin được truyền qua Switch và tới thiết bị đích.

Hướng dẫn cấu hình:

Trên Switch:

Switch# conf t
Switch(config)# vlan 10
Switch(config-vlan)# name quan-tri
Switch(config-vlan)# vlan 20
Switch(config-vlan)# name kinh-doanh
Switch(config-vlan)# exit

Switch# conf t
Switch(config)# interface fa0/2
Switch(config-if)# switchport mode access
Switch(config-if)# switchport access vlan 10
Switch(config-if)# exit
Switch(config)# interface fa0/3
Switch(config-if)# switchport mode access
Switch(config-if)# switchport access vlan 20
Switch(config-if)# exit
Trên Router:

Router# conf t
Router(config)# interface fa0/0
Router(config-if)# ip address 192.168.10.1 255.255.255.0
Router(config-if)# no shutdown
Router(config-if)# exit
Router(config)# interface fa0/1
Router(config-if)# ip address 192.168.20.1 255.255.255.0
Router(config-if)# no shutdown
Router(config-if)# exit
Router# copy running-config startup-config

Định tuyến VLAN theo cách Router-On-A-Stick

Mô tả
: Cách này sử dụng một cổng trunk trên Router kết nối với Switch. Router tạo ra các giao diện phụ ảo (subinterfaces) trên cùng một cổng vật lý để quản lý nhiều VLAN.

Quá trình:

Switch gán thẻ TAG cho các gói tin VLAN và gửi chúng qua cổng trunk tới Router.

Router nhận gói tin, xác định VLAN từ thẻ TAG và định tuyến gói tin đến VLAN đích qua các giao diện phụ ảo.

Hướng dẫn cấu hình:

Trên Switch:

Switch# conf t
Switch(config)# vlan 10
Switch(config-vlan)# name Marketing
Switch(config-vlan)# vlan 20
Switch(config-vlan)# name kinh-doanh
Switch(config-vlan)# exit

Switch# conf t
Switch(config)# interface fa0/2
Switch(config-if)# switchport mode access
Switch(config-if)# switchport access vlan 10
Switch(config)# interface fa0/3
Switch(config-if)# switchport mode access
Switch(config-if)# switchport access vlan 20
Switch(config)# interface fa0/1
Switch(config-if)# switchport mode trunk
Switch(config-if)# exit

Trên Router:

Router# conf t
Router(config)# interface fa0/1.10
Router(config-subif)# encapsulation dot1Q 10
Router(config-subif)# ip address 192.168.10.1 255.255.255.0
Router(config)# interface fa0/1.20
Router(config-subif)# encapsulation dot1Q 20
Router(config-subif)# ip address 192.168.20.1 255.255.255.0
Router(config)# interface fa0/1
Router(config-if)# no shutdown

Định tuyến VLAN bằng Switch Layer 3

Mô tả
: Sử dụng Switch Layer 3 để thực hiện định tuyến giữa các VLAN mà không cần đến Router. Switch Layer 3 kết hợp các tính năng của switch và router.

Quá trình:

Switch Layer 3 tạo các giao diện ảo (SVI) cho mỗi VLAN và định tuyến giữa các VLAN thông qua các giao diện này.

Hướng dẫn cấu hình:

Trên Switch L2:

L2-Switch# conf t
L2-Switch(config)# vlan 10
L2-Switch(config-vlan)# name Ke-toan
L2-Switch(config-vlan)# vlan 20
L2-Switch(config-vlan)# name Tai-chinh
L2-Switch(config-vlan)# exit

L2-Switch# conf t
L2-Switch(config)# interface fa0/2
L2-Switch(config-if)# switchport mode access
L2-Switch(config-if)# switchport access vlan 10
L2-Switch(config)# interface fa0/3
L2-Switch(config-if)# switchport mode access
L2-Switch(config-if)# switchport access vlan 20
L2-Switch(config)# interface fa0/1
L2-Switch(config-if)# switchport trunk encapsulation dot1q
L2-Switch(config-if)# switchport mode trunk

Trên Switch L3:

L3-Switch# conf t
L3-Switch(config)# ip routing
L3-Switch(config)# interface vlan 10
L3-Switch(config-if)# ip address 192.168.10.1 255.255.255.0
L3-Switch(config-if)# no shutdown
L3-Switch(config)# interface vlan 20
L3-Switch(config-if)# ip address 192.168.20.1 255.255.255.0
L3-Switch(config-if)# no shutdown
L3-Switch(config)# exit

L3-Switch# conf t
L3-Switch(config)# interface fa0/0
L3-Switch(config-if)# description to Internet Firewall
L3-Switch(config-if)# no switchport
L3-Switch(config-if)# ip address 192.0.0.1 255.255.255.252
L3-Switch(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 192.0.0.2
L3-Switch(config-if)# exit

II. Lab thực hành

1. Mô hình tổng quát

1724906013740.png

  • Thiết bị sử dụng:
    • 1 Router (R1).
    • 1 Switch Layer 3 (SW1).
    • 3 Máy tính (PC1, PC2, PC3).
2. Cấu hình định tuyến tĩnh trên Router R1

Gán địa chỉ IP cho interface kết nối với SW1:

1724906020625.png


Giải thích: Gán địa chỉ IP 192.168.1.1/24 cho cổng f0/0 của R1.

Cấu hình định tuyến tĩnh đến các mạng khác:
1724906032562.png


Giải thích: Định tuyến các gói tin đến mạng 192.168.2.0/24 và 192.168.3.0/24 qua địa chỉ IP 192.168.1.2 (cổng của SW1).

3. Cấu hình VLAN trên Switch SW1

Tạo các VLAN:

1724906055611.png


Giải thích: Tạo ba VLAN với các ID và tên tương ứng.

Gán cổng cho các VLAN:

1724906068538.png


Giải thích: Gán các cổng e0/1, e0/2, và e0/3 vào các VLAN tương ứng.

Cấu hình địa chỉ IP cho các VLAN Interface trên SW1:

1724906089327.png


Giải thích: Cấu hình địa chỉ IP cho các VLAN Interface, giúp SW1 có thể định tuyến giữa các VLAN.

4. Kiểm tra và xác minh kết nối

Kiểm tra kết nối từ PC1 đến PC2 và PC3:

1724906099172.png


Giải thích: Kiểm tra xem PC1 có thể giao tiếp với PC2 và PC3 thông qua định tuyến VLAN.

Kiểm tra bảng định tuyến trên R1 và SW1:

1724906109404.png

1724906118605.png


Giải thích: Xác minh rằng các tuyến đường đã được cấu hình đúng trên Router và Switch.

5. Phần giải thích bổ sung

  • Chi tiết hơn về bảng định tuyến:
    • Bảng định tuyến là nơi Router và Switch lưu trữ thông tin về các mạng mà chúng có thể kết nối, cũng như các tuyến đường để chuyển tiếp gói tin đến đích.
    • Các trường trong bảng định tuyến:
      • C (Connected): Mạng trực tiếp kết nối với Router/Switch.
      • S (Static): Tuyến đường định tuyến tĩnh mà quản trị viên cấu hình thủ công.
      • D (Dynamic): Tuyến đường được học qua giao thức định tuyến động.
III. Tổng kết

Bài lab này nhằm giúp hiểu rõ hơn về cách cấu hình VLAN và định tuyến cơ bản trong một mô hình mạng nhỏ và Lab thực hiện cấu hình một mô hình mạng đơn giản trên GNS3 với một Router (R1), một Switch Layer 3 (SW1), và ba máy tính (PC1, PC2, PC3), cấu hình định tuyến tĩnh trên Router để đảm bảo các mạng có thể giao tiếp với nhau, tạo và gán các VLAN trên Switch, rồi cài đặt địa chỉ IP cho các máy tính để chúng có thể kết nối qua các VLAN tương ứng. Cuối cùng kiểm tra lại kết nối giữa các máy tính để đảm bảo mọi thứ hoạt động.
 
Cám ơn bài viết của bạn. Bạn cho mình hỏi nếu trong trường hợp 2 PC đặt trùng IP với nhau thì hệ thống có bị gì không, và nếu vậy thì cách fix lỗi như thế nào?
 
Cám ơn bài viết của bạn. Bạn cho mình hỏi nếu trong trường hợp 2 PC đặt trùng IP với nhau thì hệ thống có bị gì không, và nếu vậy thì cách fix lỗi như thế nào?
Cám ơn câu hỏi của chị. Nếu hai PC trong cùng một mạng có 2 PC trùng IP thì hệ thống sẽ gặp vấn đề xung đột IP. Lúc này cả hai PC đều có thể mất kết nối với mạng vì địa chỉ IP là duy nhất trên mỗi mạng, router cũng không thể xác định được thiết bị nào để gửi dữ liệu và các thiết bị trong mạng có thể không ping được với 2 PC đó hoặc không ổn định.
Cách khắc phục là cấu hình DHCP còn nếu gán IP tĩnh thì nên kiểm tra xem IP đó đã được sử dụng hay chưa.
 
Vậy làm cách nào để xác định được IP đã được dùng trong mạng hay chưa, nếu mà trong mạng đã bị chặn các giao thức như ping. Với lại ý mình cách khắc phục đây là trường hợp nếu lỡ người dùng đã đặt trùng (hoặc tệ hơn là bị người lạ tấn công bằng cách đặt cùng IP mạng LAN) thì có cách nào check được để khôi phục lại hệ thống không bạn?
 
Vậy làm cách nào để xác định được IP đã được dùng trong mạng hay chưa, nếu mà trong mạng đã bị chặn các giao thức như ping. Với lại ý mình cách khắc phục đây là trường hợp nếu lỡ người dùng đã đặt trùng (hoặc tệ hơn là bị người lạ tấn công bằng cách đặt cùng IP mạng LAN) thì có cách nào check được để khôi phục lại hệ thống không bạn?
Vẫn có là dùng lệnh "arp -a" kiểm tra IP, MAC address trong mạng, xem địa chỉ IP có đang được dùng không hoặc dùng tool. Theo em được biết thì các công ty bây giờ sẽ sử dụng một số phần mềm như solarwinds để tránh trường hợp chị đã nói ạ. Còn trong trường hợp xấu nhất thì phải thêm bước chặn địa chỉ MAC của attacker trên router hoặc switch điển hình như MAC filtering hoặc access control sau đó cũng nên khôi phục lại hệ thống mạng, kiểm tra còn trùng IP không.
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu