CCNA [LAB 3] Tìm hiểu và cấu hình IPv4 Address, hoạt động của Router (LAB)

MỤC LỤC :


LAB trước mình đã giới thiệu sơ lược về Layer 2 và cách hoạt động của SW. Và trong LAB nè mình sẽ tìm hiểu, cấu hình IPv4 và hoạt động của Router.

I. Giới Thiệu.


- Việc hiểu và cấu hình địa chỉ IPv4 cũng như hoạt động của Router là rất quan trọng trong quản lý và vận hành mạng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi qua các bước cơ bản để cấu hình địa chỉ IPv4 trên các thiết bị mạng và hiểu cách Router thực hiện việc định tuyến giữa các mạng khác nhau.

II.Tìm Hiểu về Địa Chỉ IPv4.


1. Khái Niệm về IPv4

- IPv4 (Internet Protocol version 4) là phiên bản thứ tư của Giao thức Internet, là một trong những nền tảng quan trọng nhất của Internet hiện đại. Địa chỉ IPv4 là một địa chỉ 32-bit được biểu diễn dưới dạng bốn nhóm số thập phân, mỗi nhóm từ 0 đến 255, ngăn cách nhau bằng dấu chấm (ví dụ: 192.168.1.1).​

2. Cấu Trúc Của IPv4 Address

- Một địa chỉ IPv4 bao gồm hai phần: NetworkHost.​
- Phần Network xác định mạng mà thiết bị thuộc về và các bit phần Network không được đồng thời = 0
- phần Host xác định thiết bị cụ thể trong mạng đó và các bit trong host nếu đồng thời = 0 là địa chỉ mạng, ngược lại = 1 là địa chỉ broadcast
1724076215342.png

3. Lớp Địa Chỉ IPv4

- Class A: Dành cho các mạng lớn, có dải địa chỉ từ 1.0.0.0 đến 126.0.0.0 với subnet mask mặc định là 255.0.0.0.​
1724076260335.png
- Class B: Dành cho các mạng trung bình, có dải địa chỉ từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 với subnet mask mặc định là 255.255.0.0.​
1724076281189.png
-Class C: Dành cho các mạng nhỏ, có dải địa chỉ từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 với subnet mask mặc định là 255.255.255.0.​
1724076296344.png

1. Cấu Hình Địa Chỉ IPv4 Trên Giao Diện Router

- Cấu hình địa chỉ IPv4 trên Router giúp xác định địa chỉ của Router trong mạng, từ đó cho phép Router thực hiện việc định tuyến các gói tin đến các mạng khác nhau.​
- VD :​
Router> enable​
Router# configure terminal​
Router(config)# interface gigabitEthernet 0/0​
Router(config-if)# ip address 192.168.1.1 255.255.255.0​
Router(config-if)# no shutdown​
Router(config-if)# exit​
+ Giải thích :​
- ip address 192.168.1.1 255.255.255.0: Đây là lệnh để thiết lập địa chỉ IP và subnet mask cho giao diện gigabitEthernet 0/0.​
- no shutdown: Lệnh này giúp kích hoạt giao diện, nếu không giao diện sẽ ở trạng thái tắt (shutdown).​

2. Kiểm Tra Cấu Hình Địa Chỉ IPv4

- Sau khi cấu hình, bạn có thể kiểm tra địa chỉ IP đã cấu hình trên Router bằng lệnh:​
Router# show ip interface brief​

1. Chức Năng Chính Của Router

- Định tuyến (Routing): Router xác định đường đi tốt nhất để truyền gói tin từ mạng nguồn đến mạng đích. Router lưu trữ thông tin này trong bảng định tuyến.​
- Kết nối các mạng khác nhau: Router kết nối và quản lý nhiều mạng với nhau, thường là mạng LAN và mạng WAN.​
- Phân phối gói tin: Router quyết định gói tin sẽ được gửi đi đâu dựa trên thông tin trong bảng định tuyến.​

2. Cấu Hình Định Tuyến Tĩnh (Static Routing)

- Định tuyến tĩnh là quá trình cấu hình đường đi một cách thủ công. Điều này phù hợp cho các mạng nhỏ hoặc khi muốn kiểm soát đường đi của gói tin.​
- VD :​
Router(config)# ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 10.0.0.2​
+ giải thích :​
- ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 10.0.0.2: Lệnh này tạo một tuyến đường tĩnh đến mạng 192.168.2.0 với subnet mask 255.255.255.0 thông qua gateway 10.0.0.2.​

3. Cấu Hình Định Tuyến Động (Dynamic Routing)

- Định tuyến động sử dụng các giao thức định tuyến để tự động cập nhật bảng định tuyến. Các giao thức phổ biến bao gồm RIP, OSPF và EIGRP.​
- VD về OSPF :​
Router(config)# router ospf 1​
Router(config-router)# network 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0​
Router(config-router)# network 10.0.0.0 0.0.0.255 area 0​
Router(config-router)# exit​
+ Giải thích :​
- router ospf 1: Khởi tạo quá trình OSPF với ID là 1.​
- network 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0: Thêm mạng 192.168.1.0/24 vào vùng 0.​
- network 10.0.0.0 0.0.0.255 area 0: Thêm mạng 10.0.0.0/24 vào vùng 0.​
Cho mô hình lab sau:
1724097001072.png
Yêu cầu :
- 1. Học viên thực hiện đấu nối các thiết bị và đặt địa chỉ IP cũng như các hostname​
của các router như được chỉ ra trên hình .​
- 2. Sau khi thiết lập xong sơ đồ, học viên tiến hành cấu hình các static route trên​
các router đảm bảo mọi địa chỉ IP trên sơ đồ có thể đi đến được nhau.​
- 3. Thực hiện các tiện tích ping và traceroute từ PC1 đến PC2 để kiểm tra kết quả cấu hình.​
1. Đặt IP theo sơ đồ​
Nhớ no shutdown tất cả các port cấu hình ( riêng loopback không cần vì nó là cổng ảo )
R1 :​
1724097631972.png
1724097658717.png
R2 :​
1724097953975.png
1724097983514.png
R3 :​
1724098191220.png
2. Cấu hình Static route trên các router​
- Router(config)# ip route <Mạng Đích> <Subnet Mask> <Gateway/Next-hop>
R1 :​
Tương tự áp dụng câu lệnh vào mô hình :​
1724098398144.png
R2 :​
1724098627897.png
R3 :​
1724098914338.png
3 . ping và trace từ PC 1 đến PC 2​
PC 1 : Đặt IP​
1724099059286.png
PC 2 :​
1724099094135.png
Ping và trace :​
1724099131838.png
1724099167998.png

VI. Kết Luận.


- Bài viết này đã cung cấp kiến thức cơ bản về địa chỉ IPv4, cách cấu hình IPv4 trên Router, và cách Router hoạt động trong việc định tuyến giữa các mạng khác nhau. Thực hành LAB này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cấu hình mạng và tối ưu hóa hiệu suất mạng trong môi trường doanh nghiệp.
 

Attachments

  • 1724075549846.png
    1724075549846.png
    169.4 KB · Views: 0
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu