CCNA [LAB 3] Tìm hiểu VLAN, Access và Trunking

MỤC LỤC
I.Giới thiệu về VLAN, Access và Trunking
1. VLAN
2. Access Port
3. Trunking
II. LAB


[LAB 3] Tìm hiểu VLAN, Access và Trunking
I.Giới thiệu về VLAN, Access và Trunking
1. VLAN
- VLAN (Virtual Local Area Network) là một công nghệ mạng cho phép chia một mạng vật lý thành nhiều mạng logic riêng biệt. Mỗi VLAN là một miền quảng bá (broadcast domain) độc lập, giúp quản lý và bảo mật lưu lượng mạng hiệu quả hơn. VLAN cho phép các thiết bị trong cùng VLAN giao tiếp với nhau như thể chúng nằm trên cùng một mạng vật lý, ngay cả khi chúng được kết nối với các switch khác nhau.

- Đặc điểm chính của VLAN:
+ Phân chia mạng logic
+ Tăng cường bảo mật
+ Quản lý lưu lượng mạng hiệu quả hơn
+ Tăng tính linh hoạt
+ Hỗ trợ phân quyền và kiểm soát truy cập

- Cách hoạt động của VLAN:
+ VLAN được cấu hình trên các switch mạng. Khi một switch hỗ trợ VLAN, nó có thể chia các cổng vật lý của mình thành các nhóm logic. Các thiết bị kết nối với các cổng này sẽ chỉ có thể giao tiếp với nhau nếu chúng thuộc cùng một VLAN.

2. Access Port
- Access Port là một loại cổng trên switch mạng được cấu hình để xử lý lưu lượng dữ liệu từ một VLAN duy nhất. Điều này có nghĩa là bất kỳ thiết bị nào kết nối với Access Port đều sẽ thuộc về VLAN đó và không thể giao tiếp trực tiếp với các thiết bị trong VLAN khác.

- Đặc điểm của Access Port
+ Chỉ xử lý lưu lượng từ một VLAN duy nhất
+ Sử dụng cho thiết bị đầu cuối
+ Không truyền tải nhiều VLAN

3. Trunking
- Trunking là quá trình sử dụng một cổng hoặc đường truyền (trunk port) trên switch để mang lưu lượng của nhiều VLAN đồng thời. Trunking cho phép các khung dữ liệu (frames) từ nhiều VLAN khác nhau đi qua một kết nối duy nhất, với mỗi khung dữ liệu được chỉ định VLAN mà nó thuộc về.

- Đặc điểm của Trunking:
+ Trunk Port: Một cổng trên switch được cấu hình như một trunk port có thể truyền tải lưu lượng của nhiều VLAN.
+ VLAN Tagging: Để phân biệt lưu lượng từ các VLAN khác nhau, các khung dữ liệu được gắn thẻ (tagged) với thông tin VLAN khi chúng đi qua trunk port

II. LAB
Ta có một mô hình sau với mục đích tạo VLAN, kết nối TRUNK, Access.
1724896116552.png


- Ta sẽ tạo 2 VLAN mỗi Switch:
Switch 1:
1724896196004.png

Switch 2:
1724896226679.png


- Tiếp theo ta sẽ cấu hình Trunk trên cổng e0/0 của cả 2 Switch
Switch 1:
1724896339789.png


Swicth 2:
1724896374084.png


- Tiếp tục cấu hình Access.
Switch 1:
1724896648203.png
1724896656172.png

Switch 2:
1724896702834.png

- Ta tiến hành đặt IP cho từng PC như mô hình. Sau đó kiểm tra kết nối bằng cách ping.
- Lấy PC1 ping PC3:
1724896791097.png

- Lấy PC2 ping PC3:
1724896815754.png

- ping thành công chứng tỏ đã được kết nối với nhau.
 
Cám ơn bài viết của bạn. Theo mình thấy kết nối giữa 2 thiết bị Switch đang được cấu hình trunk all vlan, trường hợp nếu 1 đầu cấu hình trunk all 1 đầu cấu hình chỉ những vlan cần thiết thì có được không bạn?
 

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu