CheckPoint [CHAP 01] Tìm hiểu Checkpoint Firewall Architecture & Components

Quoc Cuong

Internship/Fresher
Aug 19, 2024
38
7
8
20
Ho Chi Minh City

Mục lục:

I. Giới thiệu về Checkpoint
1. Tổng quan về Checkpoint
2. Tầm quan trọng của Checkpoint Firewall
II.Kiến trúc tổng quan và thành phần của Checkpoint Firewall
1. Kiến trúc phân lớp
2. Các thành phần chính trong kiến trúc Checkpoint Firewall
3. Lợi ích của Checkpoint Firewall
III. Kết luận
[CHAP 01] Tìm hiểu Checkpoint Firewall Architecture & Components
I. Giới thiệu về Checkpoint

1. Tổng quan về Checkpoint

- Checkpoint Software Technologies Ltd là một công ty công nghệ thông tin có trụ sở tại Tel Aviv, Israel. Công ty chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật mạng để giúp các tổ chức bảo vệ hạ tầng công nghệ thông tin của họ khỏi các cuộc tấn công và mối đe dọa an ninh.
- Checkpoint đã tạo ra công nghệ kiểm soát trạng thái toàn diện mà còn là 1 cơ sở của Firewall không thể thiếu trong cách mạng an toàn, an toàn CNTT
- Các giải pháp của checkpoint bảo vệ khách hàng khỏi các cuộc tấn công mạng thế hệ thứ 5 với tỷ lệ bắt phần mềm độc hại, ransomware và các loại tấn công khác hàng đầu trong ngành.
- Checkpoint cung cấp kiến trúc bảo mật nhiều lớp. Bảo vệ toàn diện "Infinity" với tính năng ngăn chặn các mối đe dọa trong thời đại mới giúp bảo vệ các thông tin được lưu trữ trên đám mây, mạng lưới và các thiết bị được kết nối trong doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của Checkpoint Firewall

- Bảo vệ tối ưu: Với khả năng ngăn chặn phần mềm độc hại gần như tuyệt đối, Checkpoint Firewall đóng vai trò là một lá chắn vững chắc bảo vệ hệ thống mạng của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
- Ngăn chặn các cuộc tấn công: Phần mềm độc hại là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cuộc tấn công mạng. Bằng cách chặn phần mềm độc hại hiệu quả, Checkpoint Firewall giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công và mất dữ liệu.
- Đảm bảo hoạt động liên tục: Các cuộc tấn công mạng có thể gây gián đoạn hoạt động kinh doanh. Checkpoint Firewall giúp duy trì hoạt động liên tục của hệ thống bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công ngay từ đầu.
- Bảo vệ danh tiếng: Các cuộc tấn công mạng có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của doanh nghiệp. Checkpoint Firewall giúp bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công và đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng.

Ngăn chặn các phần mềm độc hại có tỉ lệ lên đến 100% so với các phần mềm khác
1724077125624.png


Ngăn chặn hoàn toàn các cuộc tấn công, lừa đảo qua mạng
1724077146010.png


Kết luận: Checkpoint Firewall là một giải pháp bảo mật mạng hiệu quả cao, đặc biệt nổi bật trong việc ngăn chặn phần mềm độc hại. Với tỷ lệ ngăn chặn ấn tượng, Checkpoint Firewall là lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp muốn bảo vệ hệ thống mạng của mình một cách toàn diện.​


II. Kiến trúc tổng quan và thành phần của Checkpoint

Kiến trúc của Checkpoint Firewall được thiết kế để bảo mật toàn diện, linh hoạt và có khả năng mở rộng. Kiến trúc này bao gồm nhiều thành phần chính tương tác với nhau để cung cấp các giải pháp bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp.

1. Kiến trúc phân lớp

- Network Security Layer (Lớp bảo mật mạng): Đây là lớp đầu tiên tiếp xúc với lưu lượng mạng, nơi mà các chức năng cơ bản như kiểm tra gói tin, kiểm soát truy cập và kiểm tra trạng thái được hoạt động. Đây là nơi tường lửa truyền thống hoạt động.

- Threat Prevention Layer (Lớp Ngăn Chặn Mối Đe Dọa): Sau khi lưu lượng mạng vượt qua lớp bảo mật mạng, nó sẽ được kiểm tra sâu hơn về các mối đe dọa. Lớp này bao gồm các thành phần như Intrusion Prevention System (IPS), Anti-Virus, Anti-Bot, và Threat Emulation.

- Application & Content Awareness Layer (Lớp Kiểm Soát Ứng Dụng và Nội Dung): Tại lớp này, Checkpoint Firewall có khả năng phân tích lưu lượng ứng dụng, kiểm soát quyền truy cập vào ứng dụng cụ thể và có thể lọc nội dung. Chính vì vậy nó giúp bảo vệ chống lại các mối đe dọa cấp cao hơn các cuộc tấn công vào các ứng dụng web.

Sơ đồ kiến trúc phân lớp:
1724077106936.png


2. Các thành phần chính trong kiến trúc Checkpoint Firewall

Security Gateway: Là một Gateway trên những Firewall Software Blade được bật. Security Gateway được triển khai tại những điểm truy cập (Access point), hoặc những điểm kết nối ra mạng ngoài. Security Gateway bảo vệ mạng bằng cách sử dụng các Policy được đẩy lên bởi Security Management Server.​

- Chức năng:
+ Đây là thành phần chính chịu trách nhiệm thực thi các chính sách bảo mật như kiểm tra lưu lượng mạng, lọc gói tin và ngăn chặn các mối đe dọa.
+ Security Gateway thực hiện các chức năng của Firewall truyền thống và các chức năng nâng cao như VPN, IPS, Anti-Virus và đồng thời còn kiểm soát ứng dụng.
- Cách thức hoạt động: Security Gateway kiểm tra các gói tin dựa trên các quy tắc được xác định bởi quản trị viên. Đồng thời cũng giám sát và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật.

Security Management Server:​

- Chức năng:
+ Là nơi tập trung tất cả các chính sách bảo mật, cấu hình hệ thống và lưu trữ nhật ký hoạt động từ các Security Gateway.
+ Security Management Server là trái tim của hệ thống quản lý bảo mật trong kiến trúc của Checkpoint.
+ Ngoài ra nó còn được dùng để duy trì và lưu trữ cơ sở dữ liệu bao gồm những Log trên tất cả Gateway

SmartConsole: Là một Graphical User Interface (GUI) được sử dụng để quản lý các đối tượng đại diện cho các thuộc tính của mạng, Servers và Gateways. Những đối tượng được sử dụng thông qua SmartConsole cho rất nhiều nhiệm vụ như tạo các Policy bảo mật. SmartConsole còn được sử dụng để theo dõi các luồng dữ liệu thông qua Logs và quản lý các Software Blades, Licenses, Updates.​

- Chức năng:
+ Giao diện người dùng tập trung để quản lý tất cả các khía cạnh của hệ thống bảo mật Checkpoint.
+ SmartConsole cung cấp các công cụ để quản lý chính sách, theo dõi sự kiện và tạo báo cáo.
- Đặc Điểm: Cung cấp một giao diện đồ họa thân thiện, giúp quản trị viên dễ dàng quản lý và giám sát hoạt động của hệ thống bảo mật.

Log Server: là một máy chủ chuyên dụng, có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ và quản lý tất cả các nhật ký (log) được tạo ra bởi các thiết bị bảo mật khác trong mạng, điển hình là các Security Gateway.​

- Chức năng:
+ Lưu trữ và quản lý tất cả các nhật ký hoạt động từ các Security Gateway.
+ Giúp cho người quản trị theo dõi và phân tích các hoạt động mạng.
- Vai trò: Log Server là nền tảng để tạo ra các báo cáo chi tiết từ điều tra các sự cố trong bảo mật.

Software Blades:​

- Chức năng:
+ Là các mô-đun phần mềm riêng biệt cung cấp các chức năng bảo mật cụ thể
+ Checkpoint sử dụng kiến trúc Software Blade để thêm mới hoặc nâng cấp các tính năng bảo mật mà không cần thay đổi phần cứng
- Những lợi ích chính của Kiến trúc Check Point Software Blade:
+ Tính linh hoạt: Cung cấp một mức độ an ninh phù hợp với mức độ đầu tư
+ Khả năng điều khiển: Cho phép triển khai nhanh các dịch vụ an ninh. Tăng cường hiệu suất làm việc thông qua quản trị blade tập trung.
+ An Ninh Toàn diện: Cung cấp mức độ an ninh phù hợp, trên tất cả các điểm thực thi, và toàn bộ các lớp mạng.
+ Tổng giá thành sở hữu (TCO) thấp: Bảo vệ sự đầu tư thông qua củng cố và sử dụng hạ tầng phần cứng đang có.
+ Năng suất đảm bảo: Cho phép dự phòng tài nguyên nhằm bảo đảm các mức độ.

ClusterXL:​

- Chức năng:
+ Cho phép nhiều Security Gateway hoạt động như một cụm để cung cấp khả năng chịu lỗi và cân bằng tải
+ ClusterXL đảm bảo rằng nếu một Security Gateway trong cụm gặp sự cố, các Gateway khác sẽ tiếp quản và tiếp tục xử lý lưu lượng mà không gây gián đoạn dịch vụ.
- Các chế độ hoạt động của ClusterXL:
  • High Availability Mode: Trong một thời điểm chỉ có một Gateway được hoạt động, các Gateway khác ở trạng thái dự phòng. Nếu Gateway chính gặp sự cố thì một Gateway dự phòng khác sẽ tự động tiếp quản.
  • Load Sharing Mode: Nhiều Gateway hoạt động cùng lúc và chia sẻ lưu lượng mạng để tối ưu hiệu suất. Lưu lượng sẽ được phân phối giữa các Gateway trong cụm để cân bằng tải.
3. Lợi ích của Checkpoint Firewall

- Tích hợp tốt: Kiến trúc mô-đun cho phép tích hợp liền mạch của tính năng bảo mật mới
- Mở Rộng Dễ Dàng: Các Software Blades giúp mở rộng chức năng bảo mật mà không cần nâng cấp phần cứng.
- Quản Lý Tập Trung: Tất cả các thành phần bảo mật được quản lý từ một điểm trung tâm, giúp đơn giản hóa công việc quản trị và đảm bảo tính nhất quán trong các chính sách bảo mật.
- Hiệu Suất Cao: Các tính năng như ClusterXL và High Availability đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động hiệu quả và sẵn sàng, ngay cả khi có sự cố xảy ra.

III. Kết luận

Checkpoint Firewall là một giải pháp bảo mật mạng toàn diện, cung cấp các chức năng bảo vệ mạnh mẽ và tính năng quản lý linh hoạt. Với khả năng phát hiện mối đe dọa, quản lý tập trung, và các công cụ bảo mật tiên tiến, Checkpoint Firewall giúp các tổ chức bảo vệ mạng của mình một cách hiệu quả trước các cuộc tấn công và các mối đe dọa mạng. Việc triển khai và quản lý Checkpoint Firewall có thể mang lại lợi ích lớn cho việc bảo vệ an ninh mạng và duy trì hoạt động liên tục của tổ chức.


Thanks for reading, have a nice day :rolleyes:
 
Last edited:
Cám ơn bài viết của bạn. Cho mình hỏi bạn có đề cập "ClusterXL" như 1 thành phần của kiến trúc Checkpoint, theo mình biết thì này giống như cơ chế hoạt động hơn đúng không?
 
  • Like
Reactions: Quoc Cuong
Cám ơn bài viết của bạn. Cho mình hỏi bạn có đề cập "ClusterXL" như 1 thành phần của kiến trúc Checkpoint, theo mình biết thì này giống như cơ chế hoạt động hơn đúng không?
Cảm ơn về câu hỏi của bạn, theo mình biết thì ClusterXL có thể được xem là một thành phần kiến trúc và cơ chế hoạt động trong hệ thống Checkpoint Firewall. Thực tế thì nó phụ thuộc vào cả 2 phạm trù, về thành phần kiến trúc thì nó là 1 phần kiến trúc tổng thể của Checkpoint cung cấp khả năng cân bằng tải, còn về cơ chế hoạt động thì nó hoạt động theo cơ chế để thực hiện chức năng. Vì vậy nên ClusterXL có thể được coi như là một thành phần của kiến trúc Checkpoint Firewall
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phuoc1

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu