CONFIGURATION HOST AFFINITY ON AF250 CONNECT TO ESXI
Để map được Volume từ SAN AF250 lên một host ESXi thì chúng ta cần phải thực hiện các bước sau đây:
- Đầu tiên là phải để cho Storage Server thấy được ESXi trước, đó là bước Cấu hình Zoning giữa AF250 và host ESXi 204 qua SAN Switch G610 mà mình đã làm trước đó.
- Tiếp theo là cần phải tạo RAID, tức làm nhóm các ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng chạy một trong các loại RAID như RAID 0, 1, 0+1, 5, 6,.. để gia tăng tốc độ đọc/ghi đĩa hoặc sự an toàn hoặc cả hai.
- Sau đó chúng ta sẽ tạo một phân vùng Volume trên RAID Group vừa tạo.
- Để thực hiện được kết nối ESXi với Volume trên AF250 chúng ta cần cấu hình Host Affinity (mối quan hệ máy chủ) – được tạo từ các liên kết cài đặt của LUN Group, CA Port Group, Host Group để Máy chủ có thể truy cập vào Volumes và đảm bảo tính bảo mật của nhiều kết nối Máy chủ, cấu hình gồm các bước nhỏ:
- LUN Group: Nhóm các Volume lại để Host có thể nhận dạng Volume thông qua LUNs sau khi cài đặt Host Affinity.
- Port Parameter: Set phương thức kết nối của cổng giao tiếp – như của mình là FC Port -> Configure FC Port -> Connection Fabric.
- CA Port Group: Tạo một nhóm FC Port để chỉ định nhóm FC Port này có thể được kết nối với Host Group nào.
- Host Group: Tạo ra một nhóm các Host sử dụng loại kết nối FC/FCoE và nhóm các Máy chủ (card HBAs) truy cập cùng LUN Group tạo ở trên.
- Host Affinity: Tạo ra liên kết giữa Máy chủ với nhóm LUN để máy chủ có thể truy cập vào Volume thông qua một đường dẫn xác định.
- LUN Group: Nhóm các Volume lại để Host có thể nhận dạng Volume thông qua LUNs sau khi cài đặt Host Affinity.
I. Cấu hình RAID Group SAN FLASH AF250
Hướng dẫn cấu hình Raid Group trên San Storage ALL Flash AF250 của Fujitsu.
Trong giao diện web của AF250, ta vào Menu RAID Group -> Chọn Create bên menu Action ở góc bên phải để tạo Raid Group.
Đây là giao diện tạo một RAID Group mới trên AF250.
Chúng ta sẽ cấu hình theo các thông số sau:
- Name: RG1 – tên chúng ta sẽ đặt cho Raid Group trên hệ thống AF250.
- Create mode: Manual – chúng ta sẽ tạo Raid Group ở chế độ cấu hình bằng tay.
- Raid level: High Capacity (RAID 5) – chúng ta sẽ cấu hình RAID 5 cho RAID Group này.
- Advanced Settings: Chúng ta sẽ chọn các Disk trên hệ thông SAN AF250 cho Raid Group mà chúng ta sẽ tạo này.
Cấu hình thông số cho Raid Group RG1 xong chúng ta chọn Create phía góc phải màn hình để hệ thống SAN AF250 tiến hành tạo Raid Group RG1 mà chúng ta đã configure ở trên.
Đợi một chút để hệ thống SAN AF250 tiến hành tạo Raid Group RG1 với thông số cấu hình như trên. Tổng dung lượng của Raid Group RG1 là 5.24 TB.
Như vậy chúng ta đã cấu hình xong Raid Group “RG1” trên hệ thống SAN AF250.
II. Cấu hình Volume SAN FLASH AF250.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành tạo Volume trên RAID Group “RG1” mới tạo ở trên.
Trong Menu RAID Group, chọn RG1 -> bên góc phải chọn Create Volume.
Hoặc chúng ta có thể qua Menu Volume -> chọn Create bên menu Action góc phải.
Cấu hình các thông số Volume mà mình sẽ tạo:
- Name: Svuit_test – tên chúng ta đặt cho Volume mới.
- Capacity: 512 GB. Cấu hình dung lượng cho Volume sẽ tạo.
- Type: Standard – loại tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu thông thường, chẳng hạn như file systems, databases,…
- Number of Volumes: 1 – chọn số lượng Volumes sẽ tạo. Chúng ta có thể click vào “ Recalculation of Max Count” để tính toán số lượng Volumes tối đa với cấu hình như ở trên.
Cấu hình thông số xong, chọn Create phía góc phải để hệ thống SAN AF250 tiến hành tạo Volume với thông số ở trên.
Hình dưới đây cho thấy hệ thống SAN FLASH AF250 đã tạo ra 1 Volume 512Gb trên RAID Group “RG1”.
III. Cấu hình Host Affinity SAN FLASH AF250
Để một host ESXi có thể truy cập vào đúng Volume mong muốn trên AF250 thì chúng ta phải cấu hình Host Affinity trên hệ thống SAN FLASH AF250 được tạo ra từ liên kết cài đặt Host Group, LUN Group và CA Port Group.
Chúng ta sẽ cấu hình lần lượt qua các bước:
- Cấu hình LUN Group
- Cấu hình Port Parameter – Mình đã có bài lab
- Cấu hình CA Port Group
- Cấu hình Host Group
- Cấu hình Host Affinity
III.1. Cấu hình LUN Groups trên SAN FLASH AF250
Vào Menu Connectivity, Chọn Add LUN Group ở Menu Action bên góc phải.
Chúng ta sẽ tạo LUN Group với tên: LUN_Group01, sau đó chọn Add ở góc bên phải.
Chọn Volume chúng ta vừa tạo ở mục II., ở đây chúng ta có thể nhiều Volume cùng lúc để Host có thể thấy được các Volume này thông qua LUN Group sau khi đã hoàn thành cấu hình Host Affinity. -> Click chuột Add.
Sau khi hoàn tất chọn các thông số -> Chọn Create phía dưới góc phải để hệ thống SAN FLASH AF250 tạo LUN Group.
Quan sát thấy LUN Group “LUN_Group01” đã được tạo với số lượng LUNs là 1.
III.2. CA Port Group trên SAN FLASH AF250
Ở bước này ta sẽ nhóm các Port FC có thể giao tiếp nhóm máy chủ được chỉ định có cùng loại cổng CA (Channel Adapter).
Tiếp tục ở menu Connectivity, chọn Port Group -> Chọn Create FC Port Group ở menu Action phía bên phải.
Tiếp theo ta sẽ chọn cả 4 port trên hệ thống SAN FLASH AF250 để tạo thành một nhóm FC Port, với Name: CA_Port_Group
Chọn Create phía dưới góc phải để hoàn tất việc tạo nhóm FC Port trên hệ thống SAN FLASH AF250.
III.3. Tạo Host Group trên SAN FLASH AF250
Tiếp theo chúng ta sẽ tạo nhóm máy chủ có thể kết nối đến hệ thống SAN FLASH AF250. Ở bước này chúng ta sẽ thực hiện kết nối thông qua WWPN của mỗi card HBA trên mỗi Host ESXi.
Mình có Host ESXi .204 có 1 card HBA 16Gb có 2 port -> có 2 WWPN:
- Vmhba3: 50:01:43:80:23:1a:76:22
- Vmhba4: 50:01:43:80:23:1a:75:ee
Tiếp theo mình sẽ qua lại giao diện Web của SAN FLASH AF250, tiếp tục ở menu Connectivity, chọn Host Group -> Chọn Add FC/FCoE Host Group ở menu Action bên góc phải.
Ở giao diện Add FC/FcoE Host Group, ta tiến hành tạo tên cho Host Group: Cluster01_SW01 – đặt theo định dạng có nghĩa là nhóm máy chủ này ở Cluster01 kết nối với AF250 thông qua SAN Switch 01, để mình có thể kiểm soát, sửa chữa,.. dễ dàng hơn.
Sau đó, tương ứng ta sẽ chọn WWN của port vmhba3, cái này do mình thực hiện đi capble nên mình sẽ biết port vmhba trên host .204 nào tương ứng với port nào trên AF250.
Chọn Add để tạo Host Group.
Hình dưới cho thấy ta đã tạo thành công Host Group “Cluster01_SW01” nhưng ở phần Name Host nó sẽ đặt theo mặc định theo Host Group và thêm hậu tố sau cùng.
Ta sẽ sửa lại Name cho nó để dễ nhận biết và thông tin hiển thị trực quan hơn. -> Modify FC/FcoE Host.
Sửa lại phần Name thành ESX204_vmhba3 – là kết nối với host ESXi 204 thông qua port vmhba3. Ở phần này tùy theo lựa chọn của mỗi người có thể gộp luôn 2 port của HBA trên ESXi 204 (bằng cách chọn vào Host Group sau đó chọn Modify FC/FCoE host -> chọn WWN tương ứng và nhập Name mong muốn của host đó) nhưng mình sẽ tạo thêm một Host Group – đảm nhiệm vùng kết nối từ Cluster01 tới San Switch 02 tới port FC trên hệ thống SAN FLASH AF250.
Tương ứng như tạo Host Group “Cluster01_SW01” ta tạo thêm Host Group với tên “Cluster01_SW02” và WWN của port vmhba4 -> Sau đó Modify FC/FCoE host đổi tên Host thành ESX204_vmhba4.
Vậy là mình đã tạo thành công 2 Host Group “Cluster01_SW01” và “Cluster02_SW02” và có Member Hosts tương ứng.
III.4. Cấu hình Host Affinity trên hệ thống SAN FLASH AF250
Cuối cùng là việc tạo ra liên kết giữa Máy chủ với nhóm LUN để máy chủ có thể truy cập vào Volume thông qua một đường dẫn xác định bằng cách cấu hình Host Affinity.
Chúng ta chọn Connectivity ở menu Connectivity, tiếp đện chọn Create Host Affinity ở menu Action phía bên phải.
Giao diện tạo Host Affinity.
Chọn kiểu kết nối Host Group – CA Port Group. Sau đó ở dưới phần Host Group – CA Port Group – LUN Group Setting -> chọn Browse… từng phần một.
Host Group: chọn nhóm máy chủ có thể hiện truy cập vào Volume theo đường dẫn xác định. Chọn Host Group “Cluster01_SW01”.
CA Port Group: chọn nhóm Port FC “CA_Port_Group” đã cấu hình trước đó.
LUN Group: chọn nhóm LUN “LUN_Group01” đã cấu hình trước đó.
Xem lại những thông số vừa lựa chọn cấu hình cho Host Affinity. Sau đó chọn Create để tạo mối quan hệ giữa các thành phần này, tạo nên kết nối giữa Storage Server vs Host ESXi để truy cập vào Volume trên hệ thống SAN FLASH AF250.
Quan sát thấy phần mối quan hệ này đã được thiết lập.
Các thành phần tạo nên mối liên kết này đã ở trạng thái Active.
Kiểm tra trên host ESXi 204, chọn Recan Storage…, đã thấy được phần Volume của hệ thống SAN FLASH AF250 mà chúng ta đã tạo. Target -> 3.
Phần kết nối tới Target của “vmhba4” vẫn là 2, do chưa cấu hình Host Affinity.
Cấu hình Host Affinity tương tự với phần ESX204_vmhba4.
Tiếp tục kiểm tra trên host ESXi 204, đã thấy phần Target của vmhba4 -> 3.
Đứng trên host ESXi 204 quan sát thấy phần Storage đã được kết nối tới với đường dẫn “Target” chính xác (gồm WWNN và WWPN của AF250).
Ta có thể check tiếp phần định danh riêng và duy nhất cho mỗi Volume trên hệ thống SAN AF250 và host ESXi 204 (UID Volume và Identifier).
Việc cấu hình Host Affinity để host ESXi có thể truy cập chính xác Volume đã tạo trên AF250 theo đường dẫn chỉ định cụ thể.
Lưu ý:
Tuy nhiên đến đây chúng ta nên làm thêm một bước nữa, đó là Edit Multipathing,.. để việc kết nối dữ liệu với máy chủ lưu trữ được suôn xẻ thông suốt, có thể chuyển đổi dự phòng và cung cấp cân bằng tải thông qua kết nối đa đường, đa luồng. Cũng như trên host ESXi 204 của mình cũng có 2 port và từ đó hỗ trợ kết nối đa đường, đa luồng.
VMware Vsphere hỗ trợ Active/Active đa đường để duy trì kết nối liên tục giữa host ESXi và Storage Server, có 3 chính sách được cung cấp sẵn là Most Recently Used, Round Robin và Fixed. Tùy vào nhu cầu thực tiễn mà chọn chính sách nào.
Đối với SAN FLASH AF250, Round Robin là chính sách được đề xuất để có hiệu xuất và cân bằng tải tốt nhất, nó không được bật mặc định mà mình cần phải đi cấu hình nó.
- Most Recently Used: Máy chủ sẽ chọn đường dẫn mà nó sử dụng gần đây nhất, khi đường này không khả dụng nó sẽ chuyển sang đường dẫn khác và chọn thành đường dẫn ưu tiên và nó cũng không quay trở lại đường dẫn ban đầu khi đường dẫn đó khả dụng trở lại.
- Fixed: Máy chủ sẽ chọn đường dẫn ưa thích. Khi đường dẫn ưu thích Chết, một đường dẫn mới sẽ lên và gọi là đường dẫn ưu tiên. Nếu chỉ định rõ rãng đường dẫn ưu thích thì nó vẫn ưu tiên ngay cả khi không truy cập được.
- Round Robin: Máy chủ sử dụng thuật toán chọn đường dẫn xoay vòng qua tất cả các đường dẫn hoạt động. Nó thực hiện cân bằng tải trên các đường dẫn cho các LUN khác nhau.
Chọn kiểu Policy: Round Robin (VMware).
Sau đó chọn Ok.
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Bài viết mới