NSX [LAB 06] Cấu hình Transport Node Profile trên NSX Manager

HanaLink

Junior – IT Sơ cấp
Mar 11, 2022
117
15
18
24
Ho Chi Minh City
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình Transport Node Profile trên NSX Manager.
1711617330716.png

Trước tiên chúng ta cần nắm lại một số định nghĩa sau:
  • Transport Zone: tập hợp các transport nodes tạo thành các switch logic (logical switches). Là nơi quản lý tập trung các thành phần như NSX Edge.
  • Transport Node: đảm nhận vai trò như một vDS trên ESXi trong mạng NSX overlay hoặc mạng VLAN NSX.
  • Uplink Profile (hoặc host-switch-profile): tập hợp các chính sách liên quan đến các kết nối giữa các Segment và Transport Node, bao gồm các thông tin liên quan đến teaming, transport VLAN ID và MTU.
  • TEP Pool (Tunnel Endpoint IP address Pool): Khi triển khai Transport Node ta cần cấu hình thông tin IP Pool giúp tạo và quản lý các kênh truyền dữ liệu overlay giữa các Host cài đặt NSX.
Để một host có thể trở thành một phần của quá trình triển khai NSX, các mô-đun NSX phải được cài đặt trên host đó. Sau khi cài đặt, host này sẽ được gọi là Transport Node. Vậy thì các host hay cụ thể là các ESXi giao tiếp với bên ngoài bằng vDS dựa trên các vmnic của ESXi thì Transport Node sẽ giao tiếp thông qua NSX Virtual Distrubuted Switch (hay gọi là N-VDS) dựa trên các Uplink Profile.
Trước khi tiến hành cấu hình hãy đảm bảo các thông tin sau:
  • Các ESXi đã được thêm thành công vào NSX Manager
  • Các ESXi có sẵn vDS với MTU là 1700 (tương ứng kết nối từ server chứa ESXi lên Physical Switch cũng cần cấu hình MTU 1700)

1. Tạo Uplink Profile và IP Pool cho ESXi


Bước 1: Truy cập vào GUI của NSX Manager, vào phần System > Fabric > Profiles > Uplink Profiles > ADD PROFILE:
1711620434854.png


Bước 2: Đặt tên cho Uplink Profile:
1712224564237.png

Ở đây chúng ta sẽ có 2 phần, LAGs và Teamings, tùy vào uplink của ESXi host mà các bạn sẽ dựng Edge Node để cấu hình:
  • LAGs (cấu hình Uplink với dạng LACP, nếu dùng LAGs thì không cần cấu hình multi TEP), chọn ADDsau đó điền các thông tin sau:
    • Name: đặt tên cho cổng LAG
    • LACP Mode: sẽ bao gồm 2 mode là Passive và Active, mặc định và đề xuất nên cấu hình mode Active
    • LACP Load Balancing: lựa chọn các thành phần sẽ được load balance trong đường LAG, bao gồm các lựa chọn như Source MAC address, Destination MAC address, Source and destination MAC address, Source and destination IP address and VLAN, Source and destination MAC address, IP address and TCP/UDP port, với bài lab này mình sẽ chọn Source and destination IP address and VLAN (nó sẽ hash Source, Destination IP và VLAN để lựa chọn uplink nào sẽ forward traffic)
    • Uplinks: số cổng trong cụm LAG
    • LACP Time Out: gồm 2 lựa chọn là Fast và Slow, tùy vào cấu hình kết nối giữa host và switch vật lý
    • Tiếp tục đến phần Teamings sẽ thêm cổng LAG vừa tạo vào phần Active Uplinks
1711696656473.png

  • Teamings(áp dụng trường hợp không sử dụng LACP), chọn ADD và thêm các thông tin sau:
    • Name: đặt tên cho uplink teaming, đây là tên hiển thị
    • Teaming Policy: bao gồm 3 lựa chọn là Failover Order (hoạt động theo kiểu active - passive cho 2 đường uplink), Load Balance Source (hoạt động theo kiểu active - active) và Load Balance Source MAC Address (cân bằng dựa trên hash soruce MAC)
    • Active Uplink: tên của uplink, đây là tên được sử dụng trong việc cấu hình sau này
    • Standby Uplink: được sử dụng trong cấu hình Failover Order
Ở bài lab này mình sẽ sử dụng 4 đường uplink tương ứng với các uplink trên ESXi host của mình:
1711699007924.png

1711699426207.png

1711699357188.png


Bước 3: Cấu hình Transport VLAN (để trống phần MTU, mặc định NSX sẽ nhận MTU = 1700) cho Uplink của Transport Node, đây sẽ là VLAN giúp Edge Node giao tiếp với các ESXi Node:
1712224598464.png

Thực hiện tương tự để tạo 1 Profile khác, mục đích để đảm bảo được tính dự phòng cho các kết nối giữa các Host NSX:
1712224791522.png


Bước 4: Tiếp theo để cấu hình Subnet cho lớp VLAN của Uplink Profile ta vào phần Networking > IP Management > IP Address Pools > ADD IP ADDRESS POOL:
1711699722519.png


Bước 5: Đặt tên và chọn Set ở phần Subnets:
1712225024479.png


Bước 6: Chọn ADD SUBNET > IP Ranges:
1711699817585.png


Bước 7: Cấu hình các thông tin cần thiết sau đó chọn ADD và APPLY:
  • IP Ranges / Block: nhập dãy IP được sử dụng tương ứng với Transport VLAN ở phần Uplink Profile
  • CIDR: subnet của IP Range
  • Gateway IP: địa chỉ IP Gateway của lớp IP Range
  • DNS Server: địa chỉ IP của DNS Server
  • DNS Suffix: thông tin domain DNS
1712225136616.png

Tiếp tục chọn SAVE:
1712225225917.png

Refresh và thành công khi Status hiển thị là Success:
1712225284246.png

Thực hiện tương tự cho TEP còn lại:
1712225370880.png


Bước 8: Tiếp tục khởi tạo Transport Zone, vào phần System > Fabric > Transport Zones > ADD TRASNPORT ZONE:
1713351172211.png


Bước 9:
Tiến hành khởi tạo 2 Transport Zone cho VLAN và Overlay như sau:
1713351975635.png


2. Cấu hình ESXi host kết nối với Transport Node


Bước 1: Kiểm tra các ESXi host đã được add thành công theo vcenter đã được thêm từ trước bằng cách vào phần System > Fabric > Hosts:
1712557230211.png


Bước 2: Có 2 cách được sử dụng để cấu hình NSX:
  • Host: Cấu hình Transport Node Profile cho từng host, có thể custom mỗi host khác nhau tùy mô hình thiết kế
  • Cluster: Cấu hình Transport Node Profile cho tất cả các Host thuộc Cluster, đồng bộ cấu hình cho tất cả
Trong bài Lab này mình sẽ sử dụng cách tạo NSX cho 1 cụm Cluster. Tích chọn vào Cluster và chọn CONFITGURE NSX:
1712557283540.png

Số chọn Create New để tạo Profile mới:
1712557402327.png


Bước 3: Đặt tên sau đó chọn Set:
1712557432010.png


Bước 4: Chọn ADD HOST SWITCH:
1712558068592.png


Bước 5: Tiến hành cấu hình các thông tin sau, chọn ADD APPLY:
  • Select vCenter: chọn vCenter chứa các ESXi muốn cấu hình NSX
  • Select VDS: chọn VDS tương ứng với các ESXi đang hoạt động
  • Transport Zones: chọn zone được phép sử dụng rên Transport Node, chọn nsx-overlay-transportzonensx-vlan-transportzone
  • Uplink Profile: chọn profile uplink vừa tạo
  • IP Address Type: chọn IPv4
  • IPv4 Assigntment: chọn Use IP Pool > IPv4 Pool: chọn IP Range vừa tạo
  • Teaming Policy Uplink Mapping: tiến hành lựa chọn từng VDS Uplinks tương ứng với các Uplink vừa tạo
1712558176441.png


Bước 6: Theo dõi tiến trình NSX Configuration đến khi hiển thị thông tin Success:
1712218933378.png


Bước 7: Truy cập SSH vào Host vừa cài đặt NSX, sử dụng lệnh esxcli software vib list | grep nsx để kiểm tra các VIB (VMware Installation Bundle) được cài đặt trên Host dùng cho NSX:
1712219961320.png

Ở đây ta có thể thấy các bundle liên quan đến trình điều khiển và phần mềm quản lý mạng ảo, cung cấp tính năng như ảo hóa mạng, cân bằng tải, tường lửa ảo, và các tính năng bảo mật khác.

Bước 8: Trong trường hợp nếu có Host lỗi không cài đặt được các bạn chọn vào thông tin lỗi và chọn RESOLVE:
1712638099547.png


Như vậy là hoàn thành việc cấu hình Transport Node Profile và thêm vào các ESXi. Chúc các bạn thành công :">
 

Attachments

  • 1711696029380.png
    1711696029380.png
    34.6 KB · Views: 0
  • 1711698405161.png
    1711698405161.png
    55.9 KB · Views: 0
  • 1711699550851.png
    1711699550851.png
    66.7 KB · Views: 0
  • 1711699762453.png
    1711699762453.png
    117.5 KB · Views: 0
  • 1711700494810.png
    1711700494810.png
    70.4 KB · Views: 0
  • 1711700577760.png
    1711700577760.png
    70.7 KB · Views: 0
  • 1711700689007.png
    1711700689007.png
    116.6 KB · Views: 0
  • 1711700764963.png
    1711700764963.png
    104.2 KB · Views: 0
  • 1711700941503.png
    1711700941503.png
    245.4 KB · Views: 0
  • 1711701115005.png
    1711701115005.png
    238.3 KB · Views: 0
  • 1711701966320.png
    1711701966320.png
    60.9 KB · Views: 0
  • 1711702059448.png
    1711702059448.png
    34.8 KB · Views: 0
  • 1711702088882.png
    1711702088882.png
    52.1 KB · Views: 0
  • 1711702218094.png
    1711702218094.png
    98.8 KB · Views: 0
  • 1711945580858.png
    1711945580858.png
    119.6 KB · Views: 0
  • 1711945606269.png
    1711945606269.png
    119.7 KB · Views: 0
  • 1711945647087.png
    1711945647087.png
    35 KB · Views: 0
  • 1712216134078.png
    1712216134078.png
    34.5 KB · Views: 0
  • 1712216521224.png
    1712216521224.png
    57.5 KB · Views: 0
  • 1712216940935.png
    1712216940935.png
    108 KB · Views: 0
  • 1712217092783.png
    1712217092783.png
    62.5 KB · Views: 0
  • 1712217135648.png
    1712217135648.png
    107.5 KB · Views: 0
  • 1712217156032.png
    1712217156032.png
    96.2 KB · Views: 0
  • 1712217271939.png
    1712217271939.png
    194.9 KB · Views: 0
  • 1712217687744.png
    1712217687744.png
    195.8 KB · Views: 0
  • 1712217778642.png
    1712217778642.png
    111.6 KB · Views: 0
  • 1712217842840.png
    1712217842840.png
    95.7 KB · Views: 0
  • 1712217950482.png
    1712217950482.png
    82.8 KB · Views: 0
  • 1712218100751.png
    1712218100751.png
    90.3 KB · Views: 0
  • 1712218245654.png
    1712218245654.png
    62.1 KB · Views: 0
  • 1712225441748.png
    1712225441748.png
    213.9 KB · Views: 0
  • 1712225773812.png
    1712225773812.png
    152.9 KB · Views: 0
  • 1712225811170.png
    1712225811170.png
    150 KB · Views: 0
Last edited:

About us

  • Securityzone.vn là một trang web chuyên về an ninh mạng và công nghệ thông tin. Trang web này cung cấp các bài viết, tin tức, video, diễn đàn và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này. Securityzone.vn là một trong những cộng đồng IT lớn và uy tín tại Việt Nam, thu hút nhiều người quan tâm và tham gia. Securityzone.vn cũng là nơi để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và người yêu thích an ninh mạng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp về các vấn đề bảo mật trong thời đại số.

Quick Navigation

User Menu