root
Specialist
1.2. Các loại RAM
1.2.1. SRAM (Static RAM)
- Là loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn. Ram tĩnh là do bộ nhớ vẫn lưu dữ liệu nếu có điện, không như RAM động phải nạp lại thường xuyên.
- SRAM tĩnh sử dụng 6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh.
- SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.
1.2.2. DRAM (Dynamic RAM):
- DRAM sử dụng 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ.
- Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.
- Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
1.3. Các dòng SDRAM
SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ) SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra:1.3.1. SDR (Single Data Rate)
- Được dùng trong các máy tính cũ, có bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
- Chỉ cho phép truyền một luồng dữ liệu đi và đến giữa CPU và RAM tại một thời điểm.
- Đặc điểm:
- 168 chân, hiệu điện thế 3.3v
- Dung lượng: 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB
- BUS: 66, 100, 133 Mhz
- Chuẩn giao tiếp: DIMM (Desktop/ Server), SODIMM (Laptop)
- 168 chân, hiệu điện thế 3.3v
1.3.2. DDRSDRAM (Double Data Rate)
- DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần theo 2 cạnh xung trong một chu kỳ bộ nhớ.
- Bộ tiền nạp (data prefetch) chuyển 2-bit từ core sang bộ đệm trong mỗi chu kỳ
- Cạnh xuống: Chu kỹ chẵn – Even cycle
- Cạnh lên: Chu kỳ lẽ - odd cycle
- Cạnh xuống: Chu kỹ chẵn – Even cycle
- Đặc điểm:
- 184 chân, hiệu điện thế 2.5v
- BUS: 133, 166, 200, 266 Mhz
1.3.3. DDR2 (Double Data Rate 2 SDRAM)
- Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
- Bộ tiền nạp (data prefetch) chuyển 4-bit từ core sang bộ đệm trong mỗi chu kỳ. Điều này giúp lưu lượng dữ liệu tăng gấp 2 DDR1 ở cùng một tần số.
- Đặc điểm:
- Hỗ trợ công nghệ Dual Channel
- 240 chân, hiệu điện thế 1.8v
- Dung lượng: 256, 512, 1024, 2048, 4096 MB
- BUS: 200, 266, 333, 400, 533 Mhz
- Chuẩn giao tiếp: DIMM, SODIMM.
- Hỗ trợ công nghệ Dual Channel
1.3.4. DDR3 (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM):
- có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.
- Bộ tiền nạp (data prefetch) chuyển 8-bit từ core sang bộ đệm trong mỗi chu kỳ. Điều này giúp lưu lượng dữ liệu tăng gấp 2 DDR2 (8-bit so với 4-bit của DDR2) ở cùng một tần số.
- Đặc điểm:
- Hỗ trợ công nghệ Dual Channel, Tripple Channel.
- 240 chân, hiệu điện thế 1.5v
- Dung lượng: 512 MB - 8 GB (Một thanh DDR3 có thể hỗ trợ lên đến 128 GB).
- BUS: 400 – 800 Mhz.
- Hỗ trợ công nghệ Dual Channel, Tripple Channel.
1.3.5. DDR4 (double data rate fourth-generation synchronous)
- Được tung ra thị trường vào năm 2014, có điện thế 1.2v, sử dụng 288 Pin. DDR4 thường sử dụng bus là 2400 Mhz.
- Bộ tiền nạp (data prefetch) chuyển 8-bit từ core sang bộ đệm trong mỗi chu kỳ.
- Đặc điểm:
- Hỗ trợ công nghệ Quad-Channel.
- 288 chân, hiệu điện thế 1.2v
- Dung lượng: 2 – 16 GB (Một thanh DDR4 có thể hỗ trợ lên đến 512 GB).
- Bus: 1600, 1866, 2133, 2400, 2667, 3200 và có thể lên đến 4266 MB/s.
- Hỗ trợ công nghệ Quad-Channel.
So sánh sự khác nhau giữa DDR, DDR2, DDR3 và DDR4
- So sánh mức tiêu thụ điện
- Về dung lượng
- Bảng so sánh tổng quan
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan