Ask question

Ask Questions and Get Answers from Our Community

Answer

Answer Questions and Become an Expert on Your Topic

Contact Staff

Our Experts are Ready to Answer your Questions

Chapter 1 Lịch sử tổng đài

root

Well-Known Member
Joined
Dec 31, 2012
Messages
1,153
Reaction score
71
Points
48
1. Lịch sử tổng đài


- 1876 A. G. Bell nhận bằng phát minh điện thoại.
- 1878, tổng đài đầu tiên được xây dựng ở La Porte Mỹ.
  • Có 21 thuê bao
  • Là một tổng đài sử dụng nhân công
- 1888, tổng đài điện thoại (Strowger Switch) không sử dụng nhân công được phát minh bởi Almon B. Strowger tại Kansas City.
  • Các cuộc gọi được kết nối tuỳ theo các số điện thoại trong hệ thập phân
  • Hệ thống này còn gọi là tổng đài cơ điện theo nguyên tắc vận hành của nó
  • Hệ thống tổng đài là hệ thống chuyển mạch có chức năng kết nối các đầu cuối trong nội bộ với nhau, và liên kết với các nơi khác
- 1892, tổng đài điều khiên trực tiếp







- 1926, Erisson phát triển thành công hệ tổng đài thanh chéo.
  • Tách hoàn toàn việc chuyển mạch cuộc gọi và các mạch điều khiển.
  • Các tiếp điểm đóng mở được sử dụng các tiếp xúc được dát vàng
  • Một hệ thống điều khiển chung để điều khiển một số chuyển mạch vào cùng một thời điểm được sử dụng. Đó là các xung quay số được dồn lại vào các mạch nhớ và sau đó được
- 1965, tổng đài điện tử ESS số 1 của Mỹ có dung lượng lớn ra đời mở ra một kỷ nguyên cho các tổng đài. Tổng đài tương tự làm việc theo nguyên lý SPC do Bell System chế tạo. Có thể chứa 10.000 đến 60.000 thuê bao và có thể thiết lập 30 cuộc gọi/1s
  • Chuyển mạch tổng đài ESS số 1 được làm bằng điện tử, đồng thời, để vận hành và bảo dưỡng tốt hơn,
  • Trang bị chức năng tự chuẩn đoán và vận hành theo nguyên tắc SPC và là một tổng đài nội hạt
- 1976, tổng đài điện tử số chuyển tiếp hoạt động trên cơ sở chuyển mạch số máy tính thương mại đầu tiên được đưa vào khai thác.
- 1982 ericsson của thụy điển cho ra đời tổng đài thanh chéo (cross bar)
 
Trước hết lan man một tí để điểm danh những tên tuổi lớn trong lĩnh vực tổng đài truyền thống
  • Alcatel – Pháp: Vào Việt Nam sớm nhất với hệ thống tổng đài 4300 và 4100. Chiếm đa số thị phần các hệ thống mạng riêng trong lĩnh vực quốc phòng, chính phủ
  • Avaya (Tiền thân là AT&T rồi Lucent Technologies) – Mỹ: Đi đầu phong trào “chuyển mạch điện tử kỹ thuật số” với hệ thống Definity. Năm 1994 mới vào thị trương Việt Nam nhưng nhanh chóng chiếm thị phần quan trọng lại được tiếng là chỉ dành cho nhà giầu bởi giá cao ngất so với các đối thủ cạnh tranh
  • Ericsson – Thụy Điển: một dạo cũng ầm ỹ với hệ thống MD110 nhưng sớm bỏ cuộc chơi khi Erisson chỉ quan tâm đến các nhà khai thác mạng đi động
  • Nortel (tiền thân là Northern Telecom) – Canada: Không chịu thua kém ai với hệ thống Meridial 1. Tuy nhiên không được thành công lắm
  • Siemens – Đức: Tên tuổi gắn liền với Hicom, lớn nhỏ gì cũng Hicom tất. Siemens rất thành công ở Việt Nam trong nhóm doanh nghiệp nhỏ lẻ
  • Các bạn khác như Philips, NEC, Panasonic… chỉ là hạng ruồi không tính đến
- Những bạn trên đều có hàng trăm năm kinh nghiệm với các hệ thống viễn thông. Ví dụ:
  • Avaya kế thừa toàn bộ lịch sử phát minh ra điện thoại của Alexander Graham Bell cùng với Bell labs nơi phát minh ra đủ loại công nghệ trong lĩnh vực điện tử viễn thông.
  • Tuy nhiên cuối thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21 là thời điểm các đại gia trên lao đao bởi lợi nhuận từ phần cứng giảm đến tối thiểu mà khách hàng chưa quen lắm với bản quyền (license). Các thiết bị tổng đài đang dùng linh kiện sản xuất tại Nhật Bản phải chuyển sang Hàn Quốc, Đài Loan… rồi cuối cùng là Trung Quốc, nói chung là tình hình cực kỳ bi đát.
  • Trong lúc đó thì một anh chuyên sản xuất Router, Switch chuyển mạch Ethernet lại thèm khát cái thị trường thoại mà ai cũng chán ấy, ấy là Cisco.
- Cisco tham gia thị trường với sản phẩm Call Manager, thực chất là đóng gói cái Router với cái Remote Access Server vào một hộp. Trong đó

  • Router đóng vai trò trung kế kết nối với mạng PSTN
  • Access Server thực hiện chức năng xử lý thoại.
- Hệ thống này chỉ cung cấp IP phone chứ không có thoại truyền thống, Cisco cũng là đầu tầu trong phong trào IP hóa thông tin truyền thông.

- Trước động thái này của Cisco các đại gia già nua lập tức phản ứng lại.

  • Lucent – Avaya bổ sung ngay IP phone vào nền tảng Definity có sẵn.
  • Alcatel cũng làm động tác tương tự đồng thời mua thêm mấy anh làm IP BPX.
  • Siemens vội vã vứt bỏ HiCom, mua lại một tay mới làm IP BPX và đổi tên sản phẩm thành HiPath.
  • Nortel cũng IP hóa Meridial 1 nhưng trễ hơn một chút.
  • Riêng Erisson đã sớm bỏ cuộc chơi từ trước đó.
- Nói về công nghệ thì Cisco là IP hoàn toàn còn giải pháp của mấy ông già kia chỉ là lai căng. Nhưng đặt mình vào vị trí người sử dụng sẽ thấy lai căng mang lại nhiều ưu điểm hơn:
  • Thứ nhất: bạn luôn cần một hệ thống mix giữa phone truyền thống và IP
  • Thứ hai: kinh nghiệm trên một trăm năm của mấy ông già mang đến cho bạn một bộ tính năng không ai sánh bằng
  • Thứ ba: linh hoạt trong đấu nối với PSTN hơn vì hiện ở Việt Nam đấu nối trung kế phổ biến là CO (Cisco không có CO), năm 2007 này VNPT mới lác đác cung cấp trung kế E1. Báo hiệu E1 của mấy ông già cũng chuẩn mực hơn so với anh bạn trẻ Cisco
Chỉ thế thôi nhưng suốt một thời gian dài mặc cho Cisco khuấy động phong trào IP Telephone ầm ỹ nhưng các cụ kia vẫn giữ nguyên được khách hàng của mình. Tuy nhiên đến năm 2006 – 2007 thì tình hình có vẻ như đang thay đổi.
 
Top