Chapter 1.2 Tổng quan công nghệ MPLS - part 2

  • Thread starter Thread starter root
  • Ngày gửi Ngày gửi

root

Specialist
6. Cấu trúc nhãn
- Là 1 mẫu tin dài 4 byte gồm có các trường:
- Label:
  • Gồm các bit từ 0 -> 19, có giá trị từ 0 -> 2^20 -1
  • Các bit từ 0 -> 15 là dành riêng, ko được sử dụng
  • Các giá trị còn lại từ 16 -> 2^20-1 được dùng để gán nhãn cho các route. Với Cisco default chỉ được sử dụng từ 16 -> 100.000
- EXP: dùng trong QoS
- S ( Bottom of Stack): Cho biết đây có phải là nhãn cuối cùng của chồng nhãn hay không
  • Bit S bật lên = 1 thì nó là nhãn cuối cùng
  • Bit S bật lên = 0 thì đằng sau nó còn nhãn nữa
-TTL: Tương tự như trường TTL của IP header



- Nhãn được chèn vào giữa IP header và Frame Header. Nó được chèn giữa layer 2 và layer 3 (có thể gọi là công nghê layer 2,5 :) )



7. Giao thức trao đổi nhãn
- MPLS sử dụng cả 2 giao thức UDP(646) và TCP(646)
  • UDP thì dùng để chào hỏi nhau, sử dụng các gói tin hello
  • TCP dùng để trao đổi nhãn với nhau



- Nên MPLS có 2 loại neighbor là láng giềng hello và láng giềng thực sự dùng để trao đổi nhãn với nhau


 
8. Cấu hình MPLS
- Với Router Cisco gồm 3 bước:
  • Bật cơ chế CEF: "ip cef"
  • Bật MPLS trên các interface: mpls ip
  • Cấu hình MTU cho phù hợp với chuyển mạch nhãn: mpls mtu 1512



- Chú ý: Khi cấu hình MPLS nó có 2 loại giao thức
  • TDP: Là giao thức chỉ chạy được trên đồ Cisco
  • LDP: Là giao thức quốc tế
- Nên ở interface f0/0 của Router B khi giao tiếp với 2 Router sử dụng 2 giao thức TDP và LDP thì nó phải gõ lệnh
[TABLE="class: outer_border, width: 500"]
[TR]
[TD]// chơi cả 2 loại giao thức trên
Router(config-if)#mpls label protocol both[/TD]
[/TR]
[/TABLE]



- MTU
  • Kích thước gói tin lớp 3 được đóng vào lớp 2 là 1500 Byte.
  • Mà khi gán thêm 4 byte nhãn vào nữa thì lúc này kích thước gói tin đóng xuống cho layer 2 sẽ là 1504 byte.
  • Nên chúng ta phải khai báo lại kích thước MTU bằng lệnh
[TABLE="class: outer_border, width: 500"]
[TR]
[TD]Router(config-if)#mpls mtu 1504[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

 
Back
Top