Ask question

Ask Questions and Get Answers from Our Community

Answer

Answer Questions and Become an Expert on Your Topic

Contact Staff

Our Experts are Ready to Answer your Questions

Triển khai ảo hóa thực tế - part 3

root

Well-Known Member
Joined
Dec 31, 2012
Messages
1,153
Reaction score
71
Points
48
Tiếp theo các phần triển khai trước, phần này mình sẽ triển khai vCenter và kết nối hệ thống SAN IBM vào vSphere. Việc kết hợp SAN với vSphere giúp cty có thêm các tính năng nâng cao như vMotion, HA, DRS...
p/s: sẽ có 1 số thông tin mình chỉnh sửa trong các bài post vì nó là thông tin của khách hàng. Vì mình không muốn bị khách hàng chém nên mình thay đổi 1 vài thông tin, mong a/e thông cảm nhé!


I. Mô hình triển khai


1. Mô hình


  • Sơ đồ đấu nối các ESXi host với SAN Storage


II. Triển khai hạ tầng vSphere 5


1. Cấu hình SAN Storage


  • Để cấu DS4700 chúng ta cần sử dụng Stoage Manager
  • Logical/physical view
    • Khung bên trái cho biết phần đĩa đã được cấu hình.
    • Khung bên phải cho thấy các disk kết nối đến kênh Fibre




  • Mappings view: Chúng ta sẽ tạo 1 group “Host Vmware-Datastore” để gom những card HBA của các ESXi host. Việc định nghĩa 1 group chứa các HBA card để quy định phép truy xuất đến các LUN
    • Bên phải màn hình là group “Host Vmware-Datastore” có chứa những HBA card của các ESXi host
      • HBA Host Port vn012esx01 là card HBA của host ESXi 1
      • HBA Host Port vn012esx02 là card HBA của host ESXi 2
      • HBA Host Port vn012esx03_FCS0 và HBA Host Port vn012esx03_FCS1 là card HBA của host ESXi 3( Trên card HBA của ESXi 3 có 2 port)
    • Bên phải là những LUN mà các ESXi host được phép truy xuất tới




  • Cấu hình FC Switch:
  • Trên FC Switch 1 thực hiện cắm các card HBA của các ESXi host
    • Card HBA của host 2 được cắm vào port 1 của FC switch 1
    • Card HBA của host 3 được cắm vào port 11 của FC switch 1


  • Tương tự trên FC Switch 2, chúng ta sẽ cắm card HBA của host 1 vào port 8 của FC Switch 2


2. Cấu hình ESXi



  • Chúng ta sẽ tiến hành cấu hình cho ESXi host 2 trước. Bởi vì chúng ta sẽ triển khai vCenter trên host này.
  • Sử dụng vSphere Client và login vào ESXi host 2

  • Qua tab configuration Storage Adapter và tiến hành Rescan all để thấy card HBA của chúng ta như hình


  • Qua tab Storage để add các LUN mà hệ thống SAN DS4700 và ESP810 đã share cho các ESXi host sử dụng


  • Cấu hình tương tự cho các ESXi host còn lại. ESXi host 1 cũng đã nhận card HBA


  • Riêng với ESXi host 3 sử dụng card HBA có 2 port Fiber Channel.

  • Và hiện tại ESXi 3 đang sử dụng port số 2 để kết nối đến hệ thống SAN DS4700

 
3. Cài đặt vCenter


  • Thực hiện download VMware vCenter Server 5.5 Update 2b Appliance trên trang chủ của vmware
https://my.vmware.com/web/vmware/details?downloadGroup=VC55U2B&productId=353&rPId=6998https://my.vmware.com/web/vmware/details?downloadGroup=VC55U2B&productId=353&rPId=6998

  • Triển khai vCenter Appliance 5.5 trên host 10.128.129.32 và lưu trữ trên SAN_DS-Array 3




  • Chỉ đến file .ova cài đặt vCenter Appliance 5.5



  • vCenter App sẽ tự động lấy cấu hình mặc định




  • Đặt tên cho VM vCenter Appliance




  • Cài đặt vCenter Appliance trên SAN_DS_Array3




  • Chọn ổ cứng kiểu thin cho vCenter App



  • Và chúng ta đã deploy thành công vCenter Appliance




  • Đây là giao diện console của vCenter




  • Cấu hình các thông số cho vCenter như IP, default gateway, DNS…



  • Cấu hình DNS cho vCenter






  • Cài đặt IP cho vCenter



  • Bây giờ chúng ta có thể sử dụng trình duyệt web để truy cập vào vCenter để xem hoặc cấu hình lại các thông số như: hostname, IP, gateway, NTP… cho vCenterApp



  • Login thành công và các server



  • Thông tin IP, DNS… thành công


4. Cấu hình DNS server


  • Trên DNS server chúng ta thực hiện tạo các hostname cho các ESXi host và vCenter trên các zone phân giải thuận và phần giải nghịch.
  • Zone phân giải thuận


  • Zone phân giải nghịch


  • Việc cấu hình DNS này giúp vCenter có thể quản lý các ESXi host bằng tên thay vì phải sử dụng IP và chúng ta có thể quản lý vCenter bằng tên được DNS server phân giải
  • Sử dụng nslookup để kiểm tra việc phân giải tên miền cho các ESXi và vCenter thành công.


  • Bây giờ chúng ta có thể tiến hành login vào vCenter bằng cách sử dụng tên miền


 
Thôi mình phải về nhà, a/e đọc nếu có có thắc mình gì cứ bình luận thoải mái nhé!

Thanks All,
 
Capture.JPG
add cho mình hỏi các LUN đây là trên con DS4700 phải ko nhỉ?
thanks!
ps: thank you add vì các bài viết rất hữu ích
 
Root còn ảnh bài này ko up lại giúp mình với, thanks .
 
Top